-
Bài học từ chương trình chuyển nhượng tín chỉ carbon đầu tiên của Việt Nam -
Làm lạnh bền vững và xu hướng chuyển đổi xanh -
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức? -
Start-up quốc tế chọn TP.HCM làm nơi thúc đẩy sáng kiến Net Zero -
Quy định phí bảo vệ môi trường đối với khí thải có hiệu lực từ ngày 5/1/2025 -
UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh
Hiện tại, Nam Định có khoảng 20 hợp tác xã và hơn 100 tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.
Để phát huy thế mạnh kinh tế tập thể nói chung, hợp tác xã, tổ hợp tác nuôi trồng thủy hải sản nói riêng, thời gian qua, Liên minh Hợp tác xã tỉnh đã đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các hoạt động hỗ trợ, tư vấn cho các đơn vị như: Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho khu vực kinh tế tập thể; tổ chức cho thành viên tham quan, học tập thực tế tại các mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác tiêu biểu trong và ngoài tỉnh; tư vấn hỗ trợ xây dựng mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất, kinh doanh gắn với chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực của địa phương.
Cùng đó, khai thác, tranh thủ các nguồn lực từ các chương trình, dự án tháo gỡ khó khăn về vốn giúp nhiều hợp tác xã đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, từng bước tìm được chỗ đứng trên thị trường, xây dựng thương hiệu hợp tác xã.
Mô hình sản xuất hữu cơ đang nhiều hợp tác xã tại tỉnh áp dụng, mang lại giá trị kinh tế cao và bền vững cho thành viên. |
Liên minh Hợp tác xã tỉnh cũng phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, các cơ quan nghiên cứu, tổ chức các khóa tập huấn, tư vấn cho các hợp tác xã trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng là một điểm sáng. Các hợp tác xã đã chủ động xây dựng thương hiệu, làm tem, nhãn sản phẩm, đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Đặc biệt, mô hình sản xuất hữu cơ đang được nhiều hợp tác xã áp dụng, đem lại giá trị kinh tế cao và bền vững cho thành viên.
Trên địa bàn huyện Hải Hậu có nhiều hợp tác xã nuôi trồng thủy hải sản, tiêu biểu: Hợp tác xã Nông nghiệp và nuôi trồng, chế biến thủy hải sản An Hòa (Hải Đông); Hợp tác xã Nông nghiệp và thủy sản Hải Hậu (Hải Lý); Hợp tác xã Nuôi trồng thủy sản Hải Đăng (Hải Lý); Hợp tác xã Nuôi trồng thủy sản Hải Điền (Hải Chính)...
Nổi bật trong số đó là Hợp tác xã Nuôi trồng thủy sản Hải Điền. Được thành lập từ năm 2018, hiện đơn vị có 13 thành viên với tổng diện tích nuôi trồng 12,5 ha. Các thành viên tại đây chủ yếu nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng và các loại cá như vược và cá hồng Mỹ, đạt được thu nhập hàng năm lên đến vài trăm triệu đồng mỗi người. Họ còn tạo việc làm ổn định cho hàng chục lao động địa phương với mức thu nhập từ 4 - 5 triệu đồng/tháng.
Không chỉ phát triển quy mô sản xuất, Hợp tác xã Hải Điền còn chú trọng đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo đầu ra ổn định. Ông Nguyễn Văn Nghị, thành viên của Hợp tác xã cho biết mỗi năm thu hoạch trên 1 tấn cá và 2 tấn tôm, thu nhập lên đến 300 triệu đồng sau khi trừ chi phí.
Tại huyện Ý Yên, tuy không nằm ven biển, nhưng cũng có nhiều hợp tác xã và tổ hợp tác nuôi trồng thủy sản hoạt động hiệu quả. Điển hình là tổ hợp tác nuôi trồng thủy sản xã Yên Phúc với 16 hộ tham gia nuôi các loại cá có giá trị kinh tế cao như cá trắm đen, cá diêu hồng, cá lăng, cá chép giòn. Số lượng lồng nuôi cá lên đến gần 200 lồng, diện tích nuôi trồng rộng lớn và mỗi năm, các hộ dân có thể thu hoạch từ 3,5 đến 5 tấn cá. Thu nhập của các hộ dân này đạt từ 500 triệu đến hơn 1 tỷ đồng mỗi năm.
Ngoài ra, Hợp tác xã Nuôi trồng thủy sản Tây Chùa tại xã Yên Trung với 22 hộ thành viên đã phát triển diện tích nuôi trồng lên đến hơn 10 ha, mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho người dân. Ông Phạm Văn Đích, thành viên của đơn vị chia sẻ rằng việc tham gia vào Hợp tác xã đã giúp ông tiếp cận các kỹ thuật nuôi trồng tiên tiến, nâng cao hiệu quả nuôi cá và giảm thiểu rủi ro về bệnh tật.
“Nhờ sự hỗ trợ của Hợp tác xã, các thành viên có cơ hội tham gia các buổi tập huấn kỹ thuật, tham quan thực tế tại các mô hình nuôi trồng tiên tiến, từ đó nâng cao kỹ năng và kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản.”, ông Đích cho hay.
Có thể thấy, việc ứng dụng khoa học công nghệ và kỹ thuật tiên tiến đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản, tối ưu hóa quy trình sản xuất và tạo ra giá trị gia tăng cho các hợp tác xã, tổ hợp tác.
Để hỗ trợ cho các tổ chức này, các cấp, các ngành, các địa phương cần tăng cường quan tâm, tạo điều kiện giúp các hợp tác xã tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc tiếp cận nguồn vốn mở rộng đầu tư, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và tìm thị trường đầu ra ổn định cho các mặt hàng thủy sản.
-
Tiềm năng bán tín chỉ carbon từ ngành trồng dâu nuôi tằm -
Làm lạnh bền vững và xu hướng chuyển đổi xanh -
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức? -
ESG: Không chỉ là tín dụng xanh -
Start-up quốc tế chọn TP.HCM làm nơi thúc đẩy sáng kiến Net Zero -
Quy định phí bảo vệ môi trường đối với khí thải có hiệu lực từ ngày 5/1/2025 -
UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh
- Bà Rịa - Vũng Tàu định hướng trở thành trung tâm du lịch chất lượng cao
- Hợp Trí ký kết hợp tác với Summit Agro International: Bước tiến mới trong sự phát triển nền nông nghiệp Việt
- Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia - Cần phương án hài hoà hơn
- Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ với khách hàng và xã hội
- Thủ Đức: Điểm đến kinh tế sáng tạo với môi trường sống lý tưởng
- Ngân hàng Phương Đông - Thương hiệu truyền cảm hứng năm 2024