-
Bài học từ chương trình chuyển nhượng tín chỉ carbon đầu tiên của Việt Nam -
Làm lạnh bền vững và xu hướng chuyển đổi xanh -
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức? -
Start-up quốc tế chọn TP.HCM làm nơi thúc đẩy sáng kiến Net Zero -
Quy định phí bảo vệ môi trường đối với khí thải có hiệu lực từ ngày 5/1/2025 -
UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh
Liên minh Hợp tác xã Hà Nội đã và đang không ngừng hỗ trợ các hợp tác xã trong khu vực đổi mới mô hình sản xuất theo hướng "xanh", góp phần bảo vệ môi trường và mang lại các sản phẩm an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
Song song với đó, hợp tác xã tại Hà Nội cũng tích cực hỗ trợ các thành viên trong việc cải tiến quy trình sản xuất, không chỉ nhằm bảo vệ môi trường mà còn hướng tới việc cung cấp các sản phẩm thân thiện, lành mạnh cho sức khỏe người dân.
Điển hình là Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Đông Dư (xã Đông Dư, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội). Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nơi đây có 60% diện tích đất nằm trong đê và 40% nằm ngoài đê, với tổng diện tích canh tác hiện tại khoảng 130 ha, trong đó chủ yếu là ổi, rau và một số loại cây trồng khác. Nổi tiếng nhất là giống ổi Đông Dư, được biết đến với hương vị thơm ngon, quả nhỏ nhưng cùi dày, giòn ngọt và hạt mềm. Quả ổi có đặc trưng vỏ mỏng, bề mặt hơi sần sùi và có những đường gân nổi bật.
Ổi Đông Dư được biết đến với hương vị thơm ngon, quả nhỏ nhưng cùi dày, giòn ngọt và hạt mềm. |
Bà Hoàng Thị Nhinh, Phó giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Đông Dư cho biết sản lượng bình quân mỗi hecta đất canh tác có thể đạt 25 tấn ổi/năm, với tổng sản lượng hàng năm của hợp tác xã vào khoảng 2.625 tấn. Tuy nhiên, năng suất có sự chênh lệch giữa các hộ gia đình thành viên, phụ thuộc vào mức độ thâm canh và kinh nghiệm canh tác của mỗi nông dân. Vai trò của hợp tác xã không chỉ là hỗ trợ trong khâu sản xuất mà còn bao gồm việc cung cấp vật tư nông nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu, và các dịch vụ liên quan, nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu vào cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tương tự, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường về nông sản sạch, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Việt Doanh tại xã Đại Thịnh (huyện Mê Linh, TP. Hà Nội) đã khuyến khích các thành viên sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Sự kết nối giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm không chỉ giúp tăng thu nhập cho các hộ dân mà còn đưa sản phẩm của hợp tác xã vào những hệ thống bán lẻ lớn như siêu thị BigC và các chuỗi cửa hàng nông sản sạch tại Hà Nội.
Ông Đào Việt Dũng, Giám đốc hợp tác xã chia sẻ đơn vị hiện thu mua toàn bộ sản phẩm từ các thành viên với giá 20.000 đồng/kg và đưa ra thị trường khoảng 1 tấn ổi mỗi ngày.
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, quy trình từ bón phân, phun thuốc, đến thu hoạch và sơ chế đều được giám sát chặt chẽ và ghi chép cẩn thận, đảm bảo tuân thủ thời gian cách ly trước khi đưa sản phẩm ra thị trường. Nhờ tham gia các lớp tập huấn do Liên minh Hợp tác xã Hà Nội tổ chức, ông Dũng đã biết cách điều chỉnh vườn ổi để cây có thể ra quả quanh năm, giúp tối ưu hóa sản lượng.
Trong giai đoạn dịch Covid-19, khi việc tiêu thụ ổi gặp nhiều khó khăn, một số thành viên của hợp tác xã đã chuyển sang đầu tư vào chế biến, cụ thể là sản xuất nước ép ổi. Nhờ đầu tư máy móc, họ đã sản xuất được hơn 200 lít nước ép ổi mỗi ngày, mang lại thu nhập ổn định khoảng 3 triệu đồng/ngày.
Theo ông Nguyễn Trung Thành, Phó chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Thành phố Hà Nội, để mở rộng mô hình sản xuất theo chuỗi, Thành phố đang tập trung hỗ trợ các hợp tác xã nông nghiệp áp dụng công nghệ cao trong sản xuất và tiêu thụ nông sản. Đồng thời, thành phố cũng hỗ trợ các hợp tác xã trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hiệu quả, thực hiện các liên kết giữa hợp tác xã và doanh nghiệp để mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản.
Bên cạnh đó, các hợp tác xã nông nghiệp còn được hưởng lợi từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Nhà nước, thông qua các chương trình phát triển hợp tác xã như Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 22/4/2017 và Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016. Những chính sách này đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp tác xã trong việc xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm nông sản sạch.
-
Tiềm năng bán tín chỉ carbon từ ngành trồng dâu nuôi tằm -
Làm lạnh bền vững và xu hướng chuyển đổi xanh -
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức? -
ESG: Không chỉ là tín dụng xanh -
Start-up quốc tế chọn TP.HCM làm nơi thúc đẩy sáng kiến Net Zero -
Quy định phí bảo vệ môi trường đối với khí thải có hiệu lực từ ngày 5/1/2025 -
UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh
- Bà Rịa - Vũng Tàu định hướng trở thành trung tâm du lịch chất lượng cao
- Hợp Trí ký kết hợp tác với Summit Agro International: Bước tiến mới trong sự phát triển nền nông nghiệp Việt
- Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia - Cần phương án hài hoà hơn
- Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ với khách hàng và xã hội
- Thủ Đức: Điểm đến kinh tế sáng tạo với môi trường sống lý tưởng
- Ngân hàng Phương Đông - Thương hiệu truyền cảm hứng năm 2024