
-
TP.HCM lọt Top 2 đô thị “giữ chân cư dân” tốt nhất thế giới
-
Doanh nghiệp chuyển đổi xanh từ những “bước chân” nhỏ nhất
-
Stavian đầu tư Dự án Tổ hợp Tái chế nhựa ở Thanh Hóa
-
Nắng nóng cực đoan khiến băng tuyết trên dãy Alps tan nhanh bất thường -
Hà Nội đẩy nhanh tiến độ trong việc chuyển đổi phương tiện giao thông “xanh”
Khung tiêu chí mới dựa trên phân loại xã
Sau gần 15 năm triển khai, Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã tạo bước chuyển quan trọng cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tuy nhiên, bước sang giai đoạn mới, chương trình cũng phải đối diện với nhiều biến động lớn từ sự thay đổi hành chính cấp cơ sở, đô thị hóa lan rộng, áp lực biến đổi khí hậu cho tới yêu cầu chuyển đổi số.
Trước bối cảnh đó, việc điều chỉnh và hoàn thiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới là nhiệm vụ cấp thiết, nhằm giúp chương trình thích ứng hiệu quả với yêu cầu phát triển bền vững trong giai đoạn tới.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Trần Thanh Nam nhấn mạnh, một trong những thay đổi quan trọng nhất của Dự thảo Bộ tiêu chí giai đoạn 2026 - 2030 là việc phân nhóm xã theo điều kiện phát triển, nhằm tạo sự linh hoạt trong triển khai.
Theo đó, xã được phân thành 3 nhóm: Nhóm 1: Xã nghèo, xã khu vực II và III thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi; Nhóm 2: Xã có diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm từ 70% tổng diện tích tự nhiên; Nhóm 3: Xã có mật độ dân số từ 1.000 người/km² trở lên, xã đang đô thị hóa hoặc có tỷ trọng nông nghiệp thấp.
![]() |
Mô hình trồng hoa ứng dụng công nghệ cao ở xã Đan Phượng, Hà Nội. |
Việc phân nhóm xã là cơ sở để xây dựng bộ tiêu chí “đa tầng”, với ngưỡng yêu cầu phù hợp từng điều kiện. Thứ trưởng Trần Thanh Nam khẳng định: “Chúng ta không thể áp dụng cùng một bộ tiêu chí cho tất cả các xã. Cần có sự phân loại rõ ràng để tăng tính khả thi, tránh tình trạng các xã đặc thù bị lúng túng, quá tải trong triển khai.”
Ông Ngô Trường Sơn, Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương cho biết Dự thảo Bộ tiêu chí mới gồm 9 tiêu chí cấp xã: Quy hoạch; Hạ tầng kinh tế, xã hội; Kinh tế nông thôn; Nguồn nhân lực; Văn hóa, xã hội; Môi trường và cảnh quan; Hệ thống chính trị và hành chính công; Khoa học - công nghệ và chuyển đổi số; Quốc phòng, an ninh, tiếp cận pháp luật.
Trong các nhóm này, một số tiêu chí được điều chỉnh để phản ánh hiệu quả thực tế thay vì kiểm đếm hình thức. Ví dụ, tiêu chí môi trường sẽ tích hợp yêu cầu về kinh tế tuần hoàn, xử lý rác, nước thải và bảo đảm an toàn thực phẩm. Tiêu chí chuyển đổi số cũng cụ thể hóa mức độ ứng dụng công nghệ trong dịch vụ công, điều hành xã hội và sản xuất nông nghiệp.
Đáng chú ý, các địa phương sẽ được trao quyền xác định mô hình nông thôn mới kiểu mẫu phù hợp với đặc thù từng nơi, thay vì áp dụng một mẫu hình cứng. Tùy theo điều kiện, mỗi xã có thể lựa chọn phát triển theo hướng làng nghề, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch cộng đồng, sinh thái hay nông thôn thông minh.
Tăng đầu tư cho hạ tầng và môi trường
Trong bộ tiêu chí mới, tiêu chí về quy hoạch và hạ tầng tiếp tục được xem là nền tảng. Nhiều chuyên gia cho rằng đây là điều kiện tiên quyết để phát triển lâu dài, đặc biệt trong bối cảnh các xã nông thôn đang đối mặt với áp lực giao thông, cấp nước, thoát nước và xử lý chất thải…
Theo phân tích từ giới chuyên môn, không thể yêu cầu một xã đạt chuẩn kiểu mẫu nếu thiếu hệ thống giao thông kết nối liên vùng, không có trường học đạt chuẩn quốc gia hoặc nhà văn hóa phục vụ cộng đồng. Việc nâng chất hệ thống hạ tầng đồng bộ là điều kiện tiên quyết để các tiêu chí khác phát huy hiệu quả.
Đối với tiêu chí môi trường, nhiều ý kiến đề xuất chuyển trọng tâm từ việc “có kế hoạch” sang “đạt kết quả”, trong đó giám sát thực hiện và tác động thực tế được đặt lên hàng đầu. Một số gợi ý khác tập trung vào việc đưa ra chỉ số phát thải, tỷ lệ phân loại và xử lý rác tại nguồn, thay vì chỉ dừng ở mức độ cam kết.
Cùng với điều chỉnh kỹ thuật, một số nhóm tiêu chí liên quan đến văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh và chất lượng quản trị xã được bổ sung nhiều nội dung thiết thực.
Tiêu chí văn hóa được đề nghị mở rộng, ngoài số lượng câu lạc bộ hay tỷ lệ hộ gia đình văn hóa, cần phản ánh đầy đủ các yếu tố gìn giữ bản sắc, tổ chức lễ hội, phát triển du lịch cộng đồng, sinh hoạt cộng đồng lành mạnh...
Trong khi đó, nhóm tiêu chí quốc phòng - an ninh có thể bổ sung các chỉ số cụ thể như tỷ lệ xử lý vi phạm hành chính, tội phạm giảm, đánh giá sự hài lòng của người dân với chính quyền cơ sở.
Ngoài ra, nhiều địa phương đề xuất tăng cường các công cụ “mềm” như bộ chỉ số đánh giá sự hài lòng, mức độ an cư lạc nghiệp góp phần định hình tiêu chí nông thôn mới theo hướng thực chất và nhân văn hơn.
Về chuyển đổi số, tiêu chí có thể chia thành ba cấp độ: cơ bản (xã có hạ tầng mạng ổn định, cán bộ sử dụng thành thạo dịch vụ công trực tuyến); trung bình (ứng dụng quản lý đất đai, tài nguyên, sản phẩm OCOP lên sàn); và nâng cao (xã có mô hình nông nghiệp thông minh, số hóa toàn diện dữ liệu điều hành).
Dự kiến, Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2026 - 2030 sẽ được hoàn thiện và trình cấp có thẩm quyền ban hành trong năm 2025. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để các địa phương lập kế hoạch trung hạn, phân bổ nguồn lực, triển khai chính sách hỗ trợ và huy động đầu tư phù hợp với từng nhóm xã.
Mục tiêu đến năm 2030, chương trình xây dựng nông thôn mới có thể mở rộng về quy mô, đồng thời nâng cao về chất lượng, đảm bảo không gian sống hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển con người, góp phần hiện thực hóa mục tiêu nông thôn đáng sống trong giai đoạn mới.

-
Đổi mới khung tiêu chí để nông thôn mới đi vào chiều sâu -
Hà Nội đẩy nhanh tiến độ trong việc chuyển đổi phương tiện giao thông “xanh” -
Đề xuất xây dựng chương trình quốc gia phòng chống dịch tả lợn châu Phi -
Tháo gỡ nút thắt thể chế, giải phóng tiềm năng đất và tài nguyên -
Trồng lúa phát thải thấp mở đường cho nông nghiệp xanh và thị trường carbon -
Cao Bằng đã giải ngân 33% kế hoạch vốn Chương trình giảm nghèo -
TP.HCM đẩy mạnh xử lý rác thải bằng công nghệ tiên tiến
-
Giải pháp logistics cho chuỗi cung ứng bền vững - ổn định trong bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều biến động
-
Định hướng chiến lược phát triển ngành logistics trong thời gian tới
-
Giải pháp logistics cho chuỗi cung ứng bền vững
-
Diễn đàn Logistics 2025: Tìm lời giải cho chuỗi cung ứng bền vững và thích ứng
-
Diễn đàn công nghệ năng lượng trong kỷ nguyên mới
-
Boutique Gate: Tâm điểm mới của dòng tiền thực và giá trị gia tăng bền vững