-
Hà Nội kiểm nghiệm 2.400 mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm năm 2025 -
Nhiều bệnh viện công lập vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế -
Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
Trao giải Báo chí toàn quốc về sức khỏe Nhân dân lần thứ II -
Quyền lợi bảo hiểm y tế theo phân cấp chuyên môn của 48 bệnh viện -
Phòng ngừa ngộ độc rượu cuối năm
Giải thích rõ hơn về 7 mũi vắc-xin Covid-19, TS. Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng Khu vực miền Bắc, Phó Trưởng Khoa Kiểm soát Bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã nói rõ hơn về khái niệm các mũi vắc-xin cơ bản, mũi bổ sung và mũi nhắc lại.
Sau khi tiêm liều cơ bản, các nhà khoa học nhận thấy sau một thời gian, miễn dịch của cơ thể bị giảm dần, khi đó người dân cần tiêm mũi tăng cường |
Trước hết, liều cơ bản là liều được các nhà sản xuất vắc-xin hướng dẫn và thực hành tiêm chủng đủ. Mỗi hãng sản xuất vắc-xin Covid-19 sẽ có số liều cơ bản khác nhau.
Chẳng hạn, vắc-xin AstraZeneca, Pfizer, Moderna... có liều cơ bản là 2 mũi; vắc-xin Abdala của Cuba có liều cơ bản là 3 mũi nhưng vắc-xin Janssen của hãng Johnson&Johnson chỉ có 1 mũi.
Sau khi tiêm liều cơ bản, các nhà khoa học nhận thấy sau một thời gian, miễn dịch của cơ thể bị giảm dần, khi đó người dân cần tiêm mũi tăng cường.
Trường hợp người có miễn dịch kém (ung thư, HIV hoặc bệnh nhân ghép tạng) dù đã được tiêm liều cơ bản nhưng do đáp ứng miễn dịch yếu nên phải được tiêm một mũi vắc-xin nữa so với liều cơ bản, gọi là mũi bổ sung.
Với mũi bổ sung, sau một tháng kể từ ngày tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản, người dân đã có thể được tiêm ngay. Người dân có thể sử dụng chính loại vắc-xin đã được tiêm ở liều cơ bản để tiêm mũi bổ sung. Nếu không, có thể dùng vắc-xin mRNA (như của Pfizer, Moderna...) để thay thế.
Trường hợp những người sức khỏe tốt, có hệ miễn dịch cùng kháng thể ở mức cao ngay sau khi tiêm liều cơ bản sẽ không cần tiêm mũi bổ sung. Tuy nhiên, sau 6 tháng kể từ ngày tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản, những người này có thể tiêm mũi nhắc lại.
Đối tượng dành cho cho mũi tiêm vắc-xin mũi nhắc lại là người mắc bệnh nền, tiếp xúc nhiều với F0, bác sĩ tuyến đầu hay những trường hợp có nghề nghiệp bắt buộc phải thường xuyên gặp gỡ, giao lưu.
Loại vắc-xin dùng cho liều nhắc lại sẽ được mở rộng hơn. Người dân có thể tiêm mũi nhắc lại bằng vắc-xin cùng loại với liều cơ bản, vắc-xin mRNA hoặc vắc-xin vector (AstraZeneca).
Về việc mẫu giấy chứng nhận mới gồm tiêm 7 mũi của Bộ Y tế, giấy chứng nhận này mở rộng 7 mũi tiêm để có chỗ ghi thời gian và tên vắc-xin tiêm cho một số trường hợp đặc biệt.
Cụ thể, vắc-xin Abdala của Cuba có liều cơ bản là 3 mũi, nhưng nếu người có miễn dịch kém họ cần tiêm liều bổ sung và sau đó tiêm liều nhắc lại. Như thế trường hợp này phải cần tiêm khoảng 5 mũi.
Hoặc có trường hợp tiêm vắc-xin thử nghiệm 2 mũi nhưng vắc-xin chưa được cấp phép, để tăng cường miễn dịch, họ sẽ phải tiêm lại vắc-xin đã được cấp phép từ mũi đầu tiên.
Như vậy, trường hợp này nếu tiêm đủ hết mũi tiêm thông thường và tăng cường sẽ cần tới 7 chỗ để ghi mũi tiêm vắc-xin gồm: 2 mũi thử nghiệm; 2-3 mũi cơ bản; 1 mũi bổ sung (nếu có bệnh lý nền) và 1 mũi nhắc lại.
Hoặc có trường hợp tiêm vắc-xin ở nước ngoài nhưng có thể tiêm vắc-xin không phù hợp với hướng dẫn của Việt Nam thì họ sẽ phải tiêm lại.
Như vậy, việc ban hành giấy chứng nhận mới gồm 7 mũi tiêm vắc-xin để phù hợp cho mọi đối tượng, phòng cho mọi tình huống phát sinh.
Trước đó, Bộ Y tế đã ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung văn bản trước đó về hướng dẫn, tổ chức buổi tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19.
Một trong những thay đổi đáng chú ý là mẫu giấy xác nhận đã tiêm vắc-xin Covid-19. Cụ thể, mẫu mới được bổ sung các thông tin liên quan mũi tiêm liều cơ bản (3 mũi), liều bổ sung (một mũi) và liều nhắc lại (3 mũi) theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Giấy xác nhận đã tiêm vắc-xin Covid-19 được cấp cho mỗi cá nhân sau khi thực hiện tiêm chủng vắc-xin theo quy định.
Căn cứ theo hướng dẫn của Bộ Y tế, sau khi kết thúc thời gian theo dõi sau tiêm chủng tại điểm tiêm, cơ sở tiêm chủng cung cấp giấy xác nhận đã tiêm vắc-xin Covid-19 theo mẫu cho người dân.
Việc cấp giấy xác nhận sau thời gian theo dõi ít nhất 30 phút sau tiêm chủng tại điểm tiêm nhằm mục đích bảo đảm người được tiêm không xảy ra các vấn đề như sốc, phản ứng với thuốc tiêm.
Theo quy định của Bộ Y tế, tất cả người dân đã tiêm vắc-xin Covid-19 đều sẽ nhận được giấy xác nhận tiêm có đầy đủ thông tin về thời gian tiêm, tên người tiêm, tên loại vắc-xin được tiêm... Bên cạnh đó có đóng dấu xác nhận của đơn vị thực hiện tiêm chủng.
Do đó, nếu người dân đã hoàn thành việc tiêm chủng nhưng chưa hoặc không được cấp giấy cần liên hệ đến nơi tiêm để được hướng dẫn về vấn đề này.
-
Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
Trao giải Báo chí toàn quốc về sức khỏe Nhân dân lần thứ II -
Nỗi lo tai nạn thương tích dịp Tết và cách phòng ngừa -
Quyền lợi bảo hiểm y tế theo phân cấp chuyên môn của 48 bệnh viện -
Tin mới y tế ngày 9/1: Nguy cơ viêm tụy cấp và sỏi thận dịp cuối năm -
Phòng ngừa ngộ độc rượu cuối năm -
Tránh gây hoang mang nhưng không chủ quan, lơ là với virus viêm phổi HMPV
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả