
-
Bộ Giáo dục và Đào tạo nắm tình hình thực tế về dạy thêm, học thêm
-
Hà Nội chốt thời gian thi vào lớp 10 THPT năm học 2025-2026
-
Hà Nội triển khai chuỗi hoạt động thiết thực dành cho lao động nữ
-
Google hỗ trợ sinh viên Việt Nam tiếp xúc sớm với AI
-
Thêm 5 hợp tác xã và 1 làng nghề được sử dụng địa danh để đăng ký nhãn hiệu -
TP.HCM miễn, giảm học phí từ mầm non đến lớp 12 năm học 2025 - 2026
Bà Đỗ Thị Mơ bên chiếc xe đạp cũ. Ảnh: Quách Du
Theo đó, sau khi Báo Lao Động truyền tải câu chuyện của bà Đỗ Thị Mơ (83 tuổi, trú tại thôn Lương Thiện, xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân, Thanh Hóa) đạp xe lên UBND xã xin thoát nghèo, đã tạo nên hiệu ứng xã hội, nhiều tấm gương, lá đơn xin thoát nghèo ở các tỉnh như Nghệ An, Hà Tĩnh, Đắc Lắk…được biết đến.
Đặc biệt hơn, tại địa phương nơi bà Mơ sinh sống (xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân), đã có hơn 100 hộ dân thoát nghèo theo tấm gương của cụ bà.
Ông Lương Văn Thiêm – Chủ tịch UBND xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) cho biết, sau tấm gương thoát nghèo của bà Mơ, rất nhiều hộ dân trên địa bàn xã cũng xin thoát nghèo theo.
Theo UBND xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa), sau khi bà Mơ xin thoát nghèo, nhiều hộ dân trong xã cũng xin thoát theo. Ảnh: Quách Du “Trong dịp cuối năm 2019, xã tiến hành rà soát lại các hộ nghèo theo tiêu chí đa chiều. Khi đoàn xác minh đến các gia đình, nhiều hộ đã tự nguyên xin thoát nghèo và không cần phải xác minh, điều tra lại. Họ cho rằng bà Mơ đã thoát họ cũng xin thoát theo” – ông Thiêm nói.
Theo ông Thiêm, sau câu chuyện của bà Mơ, trên địa bàn xã có hơn 100 hộ dân thoát nghèo trong đợt rà soát vừa qua.
Cụ thể, trong năm 2019, trên địa bàn toàn xã còn 193 hộ nghèo, nhưng đến nay chỉ còn 92 hộ nghèo, đạt được chỉ tiêu đã đề ra.
Bà Mơ với công việc trồng rau, nuôi gà hàng ngày để đảm bảo cuộc sống. Ảnh: Quách Du Chia sẻ với PV Báo Lao Động, bà Đỗ Thị Mơ cho biết, không ngờ câu chuyện bà lên xã xin thoát nghèo đã nhận được sự quan tâm, hưởng ứng của xã hội và có thêm nhiều tấm gương thoát nghèo ở các tỉnh thành được biết đến. Từ đó, nhân lên hiệu ứng thoát nghèo, vươn lên trong cuộc sống.
“Sau khi thoát được nghèo, tôi cảm thấy rất vui và phấn khởi. Nhân dịp tết đến xuân về, xin gửi lời chức đến đông đảo người dân, đặc biệt là những người nghèo như bà trên khắp đất nước, sớm nỗ lực, phấn đấu để thoát nghèo” – bà Mơ chia sẻ.
Bà Mơ mong muốn, năm mới sẽ có thêm nhiều trường hợp hộ nghèo trên khắp cả nước, vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Quách Du Ông Cầm Bá Xuân – Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân cho biết, trường hợp bà Mơ lên xã xin thoát nghèo là câu chuyện rất nhân văn, tạo nên hiệu ứng xã hội tốt. Bà cũng là tấm gương điển hình trong công tác giảm đói nghèo trên địa bàn huyện nói riêng và nhiều địa phương khác nói chung.

-
Hà Nội chốt thời gian thi vào lớp 10 THPT năm học 2025-2026 -
Hà Nội triển khai chuỗi hoạt động thiết thực dành cho lao động nữ -
Tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội năm 2025: Dự kiến Toán, Văn không nhân hệ số 2 -
Google hỗ trợ sinh viên Việt Nam tiếp xúc sớm với AI -
[Emagazine] Hiên Hoàng: Làm show càng lớn, càng nhiều yêu thương -
Thêm 5 hợp tác xã và 1 làng nghề được sử dụng địa danh để đăng ký nhãn hiệu -
TP.HCM miễn, giảm học phí từ mầm non đến lớp 12 năm học 2025 - 2026