Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Hỗ trợ DN do phụ nữ làm chủ phục hồi kinh tế hậu Covid-19
T.L - 29/06/2020 10:07
 
Với tỷ lệ DN do phụ nữ làm chủ ngày càng tăng cao, đầu tư cho cộng đồng nữ doanh nhân có thể thúc đẩy nền kinh tế hồi phục, từ đó tăng trưởng bền vững, toàn diện.
f
Bà Winnie Wong, Giám đốc Quốc gia của Mastercard tại Việt Nam 

 Doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo còn nhiều tiềm năng phát triển

Doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa là xương sống của các nền kinh tế trên thế giới cũng như tại Việt Nam, rất nhiều trong số đó là các DN do phụ nữ làm chủ. Theo Chỉ số phát triển nữ doanh nhân của Mastercard (MIWE), Việt Nam có tỷ lệ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ cao nhất (27%) trong số các quốc gia Đông Nam Á.  

Bà Winnie Wong, Giám đốc Quốc gia của Mastercard tại Việt Nam nhận định: “Chúng tôi rất lạc quan về vai trò của các doanh nhân nữ trong quá trình phục hồi và phát triển kinh tế ở Việt Nam, đặc biệt khi phụ nữ Việt Nam có xu hướng tương đồng với các nam giới trong việc phát sinh các khoản vay vốn hoặc tiết kiệm tài chính để bắt đầu kinh doanh. Dù vậy, thực tế, phụ nữ khởi nghiệp kinh doanh vẫn phải rất cố gắng để có được nguồn lực đầy đủ như vốn, hậu cần và kiến thức chuyên ngành, cũng như việc tiếp cận và nắm bắt những cơ hội kinh doanh do sự bất bình đẳng giới gây ra”.

Theo bà Đặng Châu Giang, Giám đốc Marketing Khối DNVVN, Ngân hàng VPBank, có một thực tế là tỷ lệ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ ở Việt Nam đang tăng lên trong những năm gần đây và điều này làm nổi bật rõ ràng vai trò đang được đề cao của phụ nữ trong lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp, và năng lực của họ có tầm ảnh hưởng ngang bằng các lãnh đạo nam giới trong nước. Dù vậy, hoạt động của các nữ doanh nghiệp gặp không ít khó khăn.

“Chúng tôi đã làm việc với nhiều khách hàng nữ, và chúng tôi cảm nhận được sự tận tâm và quyết tâm đáng kinh ngạc từ họ, đó là những yếu tố chính cho thành công của các nữ doanh nhân. Tuy nhiên, họ cũng gặp nhiều rào cản khi kinh doanh do bất bình đẳng giới”, bà Giang nhận định.

Hỗ trợ thêm nhiều nguồn lực cho doanh nhân nữ

Trong bối cảnh cộng đồng và các doanh nghiệp tại Việt Nam đang dần hoạt động trở lại sau khi hết giãn cách xã hội vì dịch bệnh COVID-19, thấu hiểu tiềm năng của cộng đồng nữ doanh nhân Việt Nam, Mastercard hợp tác với tổ chức phi chính phủ CARE Quốc tế, cùng làm việc chặt chẽ với các ngân hàng và công ty công nghệ tài chính trong nước, nhằm hỗ trợ, thúc đẩy, truyền cảm hứng giúp nữ doanh nhân phát huy đầy đủ tiềm năng kinh tế, cũng như tạo ra một xã hội tài chính bao trùm trong kỷ nguyên số, hướng đến mục tiêu tiếp cận 1 triệu phụ nữ trên toàn quốc.

Bà Winnie Wong, Giám đốc Quốc gia của Mastercard tại Việt Nam:
Việt Nam đã thực sự truyền cảm hứng cho các nữ lãnh đạo doanh nghiệp, và chúng tôi muốn bảo vệ thành tích này. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ hợp tác với CARE Quốc tế và các bên liên quan khác để phát triển, đồng thời cố vấn một mạng lưới phụ nữ thành công trong kinh doanh. Chúng tôi hy vọng sẽ truyền cảm hứng cho một thế hệ doanh nhân mới tại đây.

“Chúng tôi cũng đang trong quá trình thiết lập một mạng lưới thanh toán và cơ sở hạ tầng có khả năng tương tác mạnh mẽ, cho phép các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô có thể tiếp cận với khách hàng và các thị trường mới. Mastercard sẽ cùng các đối tác như CARE Quốc tế, WISE, VPBank và Canal Circle xây dựng các dịch vụ tài chính phù hợp với nhu cầu của các nữ doanh nhân và cung cấp khả năng tiếp cận tốt hơn với vốn lưu động, các khoản tiết kiệm và bảo hiểm cho các doanh nghiệp muốn mở rộng. Chúng tôi sẽ làm việc chặt chẽ với các đối tác của mình để đảm bảo rằng các nữ doanh nhân có nhiều lựa chọn hơn trong việc tiếp cận các nguồn lực và có thể tìm thấy các dịch vụ tài chính phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng kinh doanh cụ thể của họ”, bà Winnie Wong, Giám đốc Quốc gia của Mastercard tại Việt Nam cho biết.

Bên cạnh đó, để phục hồi bền vững sau dịch, ngoài tận dụng sự hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước, các nữ doanh nhân cần có những kế hoạch cẩn thận, kỹ lưỡng. Trước tiên cần đánh giá lại các kế hoạch kinh doanh để xác định những công cụ, giải pháp và sản phẩm số cần thiết để tinh chỉnh và tăng tốc các hoạt động thiết yếu của doanh nghiệp, như cung cấp và đóng gói, giảm chi phí hoạt động, hợp lý hóa các khoản thanh toán, chuyển sang nền tảng thương mại điện tử, thiết lập hệ thống phân phối trực tuyến và phát triển các kế hoạch tiếp thị thu hút khách hàng mới.

 

Mastercard bổ nhiệm Chủ tịch phụ trách thị trường Đông Nam Á
Mastercard tăng cường cam kết thúc đẩy nền kinh tế không tiền mặt tại Đông Nam Á bằng việc củng cố lực lượng lãnh đạo. Ông Safdar Khan, một...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư