Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Hoá dầu Petrolimex: Mảng nhựa đường tiếp tục là "đầu kéo"
Duy Bắc - 28/10/2020 17:37
 
Tổng Công ty Hoá dầu Petrolimex – CTCP (Mã chứng khoán: PLC – sàn HNX) công bố báo cáo tài chính quý III/2020.

Theo đó, trong quý III/2020 doanh nghiệp ghi nhận doanh thu là 1.345,4 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 42,9 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 14,9% và 63,7% so với quý III/2019. Trong đó, biên lợi nhuận gộp tăng mạnh từ 18,2% lên 39,2%.

Doanh nghiệp có thuyết minh thêm lý do lợi nhuận tăng do sản lượng tiêu thụ ngành hàng nhựa đường tăng cao làm doanh thu tăng 14,9% so với cùng kỳ, lãi gộp tăng 39,2% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, chi phí kinh doanh tăng thêm 59,8 tỷ đông chủ yếu do khoản chi phí kinh doanh tăng theo sản phẩm như vận chuyển, hỗ trợ bán hàng… và khoản trích lập dự phòng công nợ khó đòi của ngành.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu là 3.914,2 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 123,9 tỷ đồng, lần lượt giảm 9,8% và tăng 9,4% so với 9 tháng đầu năm 2019. Như vậy, sau 9 tháng đầu năm doanh nghiệp hoàn thành 113,2% kế hoạch lợi nhuận sau thuế năm 2020.

Nguồn: Internet
Nguồn: Internet

Xét theo nhóm ngành, trong 9 tháng đầu năm 2020 lợi nhuận gộp mảng dầu mỡ nhờ tăng 0,7% lên 332,3 tỷ đồng; mảng nhựa đường tăng 61,6% lên 250,6 tỷ đồng; mảng hoá chất giảm 14,3% về 95,2 tỷ đồng. Như vậy có thể thấy bức tranh lợi nhuận gộp tăng trong 9 tháng đầu năm đến từ mảng nhựa đường, trong khi các mảng còn lại đóng góp không đáng kể.

Được biết, trong năm 2020 doanh nghiệp đặt kế hoạch doanh thu là 5.016,3 tỷ đồng, bằng 81,43% thực hiện năm 2019, lợi nhuận sau thuế là 109,5 tỷ đồng, bằng 75,43% thực hiện năm 2019.

Xét về dòng tiền, trong 9 tháng đầu năm dòng tiền hoạt động kinh doanh chính dương 297,9 tỷ đồng, giảm 36,2% so với cùng kỳ. Trong khi đó, dòng tiền đầu tư âm 395,7 tỷ đồng, như vậy để bù đắp hoạt động đầu tư doanh nghiệp đã dùng dòng tiền hoạt động kinh doanh chính và hoạt động tài chính (chủ yếu vay nợ dòng) để tài trợ việc mở rộng.

Tính tới 30/09/2020, tổng tài sản tăng 8,6% lên 4.849,6 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu là các khoản phải thu ngắn hạn đạt 1.330,1 tỷ đồng, chiếm 27,4% tổng tài sản; tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 1.234,6 tỷ đồng, chiếm 25,5% tổng tài sản; tồn kho đạt 1.080,7 tỷ đồng, chiếm 22,3% tổng tài sản; tài sản cố định đạt 775,9 tỷ đồng, chiếm 16% tổng tài sản.

Ngoài ra, trong kỷ tổng nợ vay đã tăng thêm 382,1 tỷ đồng, tương ứng tăng 22,3% lên 2.061,1 tỷ đồng. Như vậy, so với đầu năm thì nợ vay ngắn hạn và dài hạn trên tổng nguồn vốn đã tăng từ 38,4% lên 43,2%.

Như vậy có thể thấy bức tranh tài chính của PLC trong 9 tháng đầu năm tương đối khả quan và có dấu hiệu bùng nổ trong quý III/2020, thời điểm trùng khớp với giai đoạn Chính phủ đẩy mạnh đầu tư công và là cơ hội cho doanh nghiệp tiếp tục duy trì động lực tăng trưởng mảng nhựa đường trong thời gian tới.

Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua: PLC, ASM tăng 14% giá trị
Tuần cuối tháng 7, diễn biến thị trường khá xấu khi áp lực bán trong nước và nước ngoài tập trung mạnh ở các cổ phiếu bluechip. Cùng Đầu tư...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư