-
Hợp tác đầu tư dự án hơn 1 tỷ USD với 4 tập đoàn của Nhật Bản: Dấu ấn vươn mình ra thị trường quốc tế của Kim Oanh Group -
Ứng xử với doanh nghiệp nhà nước -
Coteccons không muốn trở thành “Big Brother" trong các thương vụ mua bán - sáp nhập -
Ông Phạm Minh Tuấn: Muốn M&A thành công hai bên cần hiểu nhau -
Thị trường M&A sẽ chứng kiến sự xuất hiện của nhiều dự án mới, với tính tuân thủ cao -
Kết thúc vòng chung tuyển, Giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024 chọn được "các top"
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng trở nên hấp dẫn, thu hút sự quan tâm và dòng vốn đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài lẫn trong nước, phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) đã trở thành mục tiêu chung của nhiều doanh nghiệp.
Thế nhưng, IPO cũng được xem là con dao hai lưỡi, bởi nếu IPO thành công sẽ đem lại sự phát triển vượt bậc về tầm vóc, nâng cao khả năng quản trị cũng như gia tăng cơ hội huy động vốn cho doanh nghiệp. Nhưng quá trình này cũng dẫn đến nguy cơ bị thâu tóm khiến nhiều doanh nghiệp, nhất là các công ty hoạt động theo mô hình gia đình còn khá dè dặt khi đề cập đến IPO.
Doanh nhân Lê Thanh Hoài ngồi ở vị trí CEO tuần này |
Trong chương trình CEO - Chìa khóa thành công với chủ đề “Lựa chọn tương lai” phát sóng tuần qua, đề tài này đã được đề cập với một tình huống hấp dẫn.
Tình huống mà chương trình đưa ra liên quan đến câu chuyện của một doanh nghiệp gia đình có 20 năm sản xuất và kinh doanh hàng nông sản, thực phẩm, do các thành viên trong gia đình nắm giữ 100% vốn.
Trước áp lực cạnh tranh gay gắt của nhiều đơn vị sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp đang cần thêm nguồn lực về tài chính, nhân sự để tồn tại và phát triển. Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu cũng như xin tư vấn từ các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp, CEO đã đề xuất với HĐQT kế hoạch đưa công ty trở thành doanh nghiệp đại chúng, thực hiện IPO và sau đó niêm yết trên sàn chứng khoán, nhưng vẫn giữ quyền điều hành, chi phối.
CEO cho rằng, đây là giải pháp tối ưu giúp doanh nghiệp phát triển, bởi trong các doanh nghiệp bứt phá và có lực cạnh tranh trên thị trường hiện nay, phần lớn là doanh nghiệp đã trở thành đại chúng. CEO phân tích, doanh nghiệp muốn phát triển thì không thể bó hẹp trong phạm vi gia đình. Ngoài việc mở ra cơ hội tài chính lớn hơn, việc IPO còn là giải pháp giúp doanh nghiệp có thể tự điều chỉnh lại mình để chuyên nghiệp và minh bạch hơn. Sau khi IPO, các nhân viên trong công ty cũng có cơ hội được sở hữu cổ phần, đó cũng là cách để thu hút và giữ chân nhân tài.
Tuy nhiên, các cổ đông phản đối ý kiến này, bởi lo ngại nguy cơ bị thâu tóm. Các cổ đông cho rằng, mô hình hiện tại đang là tối ưu, trong khi các vấn đề về vốn và nhân sự hoàn toàn có thể kêu gọi từ họ hàng.
Sau những tranh luận bất phân thắng bại giữa CEO và các thành viên HĐQT, trên Fanpage của chương trình CEO - Chìa khóa thành công cũng nổ ra cuộc tranh luận sôi nổi giữa các khán giả.
Đứng về phía CEO, bạn Thu Hoài cho rằng, tham gia IPO sẽ tạo ra một làn gió mới, thu hút nhiều nhà đầu tư, quỹ tài chính, qua đó tăng cường đội ngũ nhân sự cấp cao cho doanh nghiệp.
Trong khi đó, bạn Văn Thức lại đồng tình với các thành viên HĐQT khi đặt ra giả thiết, việc IPO sẽ “phơi bày” tất cả các thông tin tài chính của công ty. Đây là những thông tin tuyệt mật không thể để lộ cho các đối thủ cạnh tranh.
Để đưa ra giải pháp cho tình huống này, người chơi trong chương trình là ông Lê Thanh Hoài, sáng lập, kiêm Giám đốc Công ty TNHH Super Ship đã mời 2 vị chuyên gia tư vấn để tìm những lời khuyên hữu ích, đó là ông Phạm Đình Đoàn, Phó chủ tịch Hội đồng Trung ương Các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân và Gia đình Việt Nam, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái và bà Đào Thị Thiên Hương, Phó tổng giám đốc Công ty PwC Việt Nam.
Hai vị chuyên gia sẽ đưa ra giải pháp nào giúp CEO xử lý tình huống trên. Câu trả lời sẽ có tại chương trình CEO - Chìa khóa thành công kỳ này, phát sóng vào lúc 10h sáng Chủ nhật (24/6) và phát lại vào 8h sáng thứ Hai (25/6) trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.
Các chương trình lên sóng đều được phát online trên kênh CEO - Chìa khóa thành công của Youtube.
-
Hợp tác đầu tư dự án hơn 1 tỷ USD với 4 tập đoàn của Nhật Bản: Dấu ấn vươn mình ra thị trường quốc tế của Kim Oanh Group -
Ứng xử với doanh nghiệp nhà nước -
Sự thay đổi chính sách giúp thị trường M&A Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn -
Biwase được vinh danh "Doanh nghiệp có thương vụ M&A tiêu biểu năm 2023 - 2024"
-
Bà Lưu Thị Thanh Mẫu: Hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài phải hướng đến dài hạn, bền vững -
Toàn cảnh M&A Việt Nam 2024: Tiếp nối thách thức và thích nghi bằng chuyển đổi chiến lược -
Ông Angus Liew: "Kiên trì" là từ khoá để M&A thành công -
Thương vụ đàm phán xong nhưng "deal" có thể chưa đóng lại -
Bà Bình Lê Vandekerckove: Xu hướng M&A đã thay đổi, ESG và AI đang được quan tâm -
Coteccons không muốn trở thành “Big Brother" trong các thương vụ mua bán - sáp nhập -
[Ảnh] Vinh danh đơn vị tư vấn, doanh nghiệp có chiến lược, thương vụ M&A tiêu biểu
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 28/11 -
2 Sự thay đổi chính sách giúp thị trường M&A Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn -
3 Một bao thuốc lá tại Việt Nam rẻ hơn một điếu thuốc lá tại Singapore, Bộ Tài chính quyết tăng thuế -
4 Ứng xử với doanh nghiệp nhà nước -
5 Luật Dược (sửa đổi) tạo thuận lợi cho mô hình kinh doanh mới
- Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển hạ tầng giao thông kết nối
- Agribank nhận giải thưởng "Chất lượng Thanh toán quốc tế xuất sắc năm 2024" từ JPMorgan
- Sống đậm "chất Nhật" tại Akari City
- Xu hướng đầu tư bền vững cho tương lai con trẻ
- Đại học Kinh tế TP.HCM cùng SunValue và SIET ký kết hợp tác chiến lược
- Bà Rịa - Vũng Tàu định hướng trở thành trung tâm du lịch chất lượng cao