
-
PV Drilling quay trở lại kế hoạch trả cổ tức tiền mặt
-
Loạt doanh nghiệp năng lượng nhà BB Group vi phạm nghĩa vụ trái phiếu
-
Cơ Điện Lạnh có thể phát triển dự án bất động sản theo trục giao thông chính
-
Vincom Retail đặt mục tiêu lãi kỷ lục 4.700 tỷ đồng
-
Vĩnh Hoàn lên kế hoạch lãi 1.226 tỷ đồng trong năm 2025 -
Thép Nam Kim trước thực tế bất ổn của thị trường xuất khẩu
![]() |
Dòng tiền tạo ra từ các dự án đang triển khai là một trong các nguồn trong phương án bù đắp thiếu vốn |
Nguyên nhân do diễn biến giá cổ phiếu trên thị trường không phù hợp với giá chào bán dự kiến, dẫn đến việc các nhà đầu tư được chào bán đã từ chối mua.
Đợt chào bán đã kết thúc vào ngày 17/4 – ba tháng sau quyết định chấp thuận của Ủy ban chứng khoán Nhà nước ngày 17/1/2023.
Theo kế hoạch, HAGL sẽ chào bán gần 162 triệu cổ phiếu với mức giá 10.500 đồng/cổ phiếu. Tổng số tiền dự kiến huy động là gần 1.700 tỷ đồng. Dù giá cổ phiếu đã có một vài thời điểm trở về mệnh giá trong tháng 12/2022 và tháng đầu năm nay, HAG lại giảm sâu 3 tháng gần đây. Cổ phiếu của HAGL có thời điểm rơi xuống thấp nhất 7.300 đồng và hiện nhích lên 7.970 đồng/cổ phiếu tại ngày 19/4. Tuy giá cổ phiếu thường xuyên giao dịch dưới mệnh giá và thấp hơn nhiều giá chào bán, thanh khoản cổ phiếu HAG lại là điểm sáng khi khối lượng giao dịch thường xuyên ở mức hàng triệu đơn vị.
Theo hồ sơ đăng ký chào bán vào tháng 10/2022, số tiền thu được sẽ bổ sung vốn cho các công ty con gồm cho vay Công ty Hưng Thắng Lợi Gia Lai (800 tỷ đồng) và Công ty Gia súc Lơ Pang (400 tỷ đồng), đồng thời, thanh toán một phần nợ gốc trái phiếu phát hành ngày 30/12/2016 theo hợp đồng đặt mua và hoán đổi trái phiếu giữa HAGL và BIDV (500 tỷ đồng).
Danh sách nhà đầu tư tham gia gồm 2 tổ chức là Công ty TNHH Glory Land, CTCP Quản lý quỹ Việt Cát và 6 cá nhân (trong đó có 5 cá nhân là cổ đông của HAGL).
Phương án chào bán riêng lẻ dự kiến mang về 1.700 tỷ đồng lần đầu được Hoàng Anh Gia Lai công bố tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2022. Cuối tháng 9/2022, doanh nghiệp này từng tạm dừng nộp hồ sơ đăng ký chào bán do điều chỉnh phương án sử dụng vốn chi tiết đảm bảo phù hợp với nhu cầu thực tiễn của công ty. Như vậy, “ấp ủ” hơn một năm, đợt huy động vốn không thể thực hiện thành công.
Không hoàn thành đợt chào bán trong thời gian quy định,HĐQT công ty đã thông qua phương án bù đắp thiếu vốn. Theo đó, công ty sẽ chỉ duy trì quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh, đồng thời, sử dụng dòng tiền từ việc thanh lý các khoản đầu tư tài chính, thu hồi nợ từ các đối tác, vay vốn ngân hàng và dòng tiền tạo ra từ các dự án đang triển khai để đảm bảo thực hiện kế hoạch theo phương án đầu tư sản xuất mà ĐHĐCĐ đã đề ra.
Công ty cũng sử dụng nguồn tiền từ việc thu nợ nhóm HAGL Agrico và từ hoạt động thanh ký một số tài sản không sinh lời để thanh toán nợ gốc trái phiếu. Đầu năm nay, ông Đoàn Nguyên Đức – Chủ tịch HĐQT côn gty từng cho biết đã thoả thuận với đại diện hiện nay của HAGL Agrico về việc công ty này sẽ trả thêm cho HAGL 500 tỷ đồng năm 2023. Trong đó, HAGL Agrico sẽ trả 400 tỷ đồng trong nửa đầu năm.
Theo các tờ trình chuẩn bị cho cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2023 dự kiến tổ chức ngày 28/4, HAGL đặt mục tiêu doanh thu 5.120 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 1.130 tỷ đồng, đi ngang so với năm trước. Công ty sẽ tiếp tục duy trì quy mô 7.000 ha chuối và 10 cụm chuồng trại với công suất nuôi 600.000 con heo thịt mỗi năm (mỗi cụm chuồng trại nuôi 2.400 con heo nái, mỗi con heo nái sinh khoảng 25 con heo thịt mỗi năm.
Tính đến thời điểm 31/12/2022, Công ty còn lỗ luỹ kế 3.341 tỷ đồng. Trong năm 2022, tập đoàn ghi nhận doanh thu 5.111 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 1.125 tỷ đồng. Tình trạng lỗ luỹ kế cùng việc nợ ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục. Đây là nội dung mà công ty kiểm toán nhấn mạnh tại báo cáo tài chính kiểm toán đã công bố.
Cập nhật tình hình kinh doanh quý I/2023, ước tính doanh thu của Hoàng Anh Gia Lai là 1.826 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế ước tính 307,7 tỷ đồng, hoàn thành 22,83% kế hoạch lợi nhuận năm. Trong tháng 3, doanh thu từ chăn nuôi giảm 23% so với tháng trước, chủ yếu do sản lượng tiêu thụ heo thịt giảm từ 41.689 con heo thịt trong tháng 2 xuống còn 33.436 con. Trong khi đó, doanh thu cây ăn trái tăng 40% so với tháng trước, riêng sản lượng chuối xuất khẩu tăng từ 14.204 tấn lên 18.676 tấn sau 1 tháng, chuối dùng cho thức ăn gia súc đạt 2.556 tấn. Hoàng Anh Gia Lai cho biết, hiện nay giá thịt heo tại thị trường trong nước vẫn đang duy trì ở mức thấp còn giá chuối ở mức cao nhất trong năm cùng với sản lượng đạt được so với kỳ vọng. Toàn bộ lợi nhuận tháng 3 của Hoàng Anh Gia Lai đến từ chuối.
-
Gỗ Đức Thành muốn bán bớt tài sản để giảm áp lực tài chính -
Vincom Retail đặt mục tiêu lãi kỷ lục 4.700 tỷ đồng -
Vĩnh Hoàn lên kế hoạch lãi 1.226 tỷ đồng trong năm 2025 -
ĐHĐCĐ MIC: Lợi nhuận mục tiêu tăng 75%, đầu tư nhiều hơn vào cổ phiếu, trái phiếu -
Thép Nam Kim trước thực tế bất ổn của thị trường xuất khẩu -
Chủ khu resort đắt đỏ bậc nhất Six Senses Ninh Vân Bay vẫn chật vật nợ nần -
Vinafood II lên kế hoạch lãi 113,6 tỷ đồng trong năm 2025
-
1 Thị trường ghi nhận thêm 77 lô trái phiếu có vấn đề, trị giá 5.540 tỷ đồng
-
2 [Ảnh] Thiên đường du lịch Hồ Tràm hoang vắng sau cơn sốt bất động sản
-
3 TP.HCM chuẩn bị thực hiện thêm 2 dự án TOD dọc tuyến metro số 2
-
4 Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng: Cơ hội để Hải Phòng bứt phá
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 1/4
-
Shop thương mại dịch vụ The Senique Hanoi - Tâm điểm kinh doanh giữa đại đô thị phía Đông sầm uất
-
Hé lộ nhà tư vấn chiến lược đằng sau nhiều thương vụ IPO thành công tại Mỹ
-
Đánh thức giác quan, chạm tới đỉnh cao sống sang tại Kepler Tower
-
Herbalife Việt Nam tham gia tài trợ Giải vô địch quốc gia marathon Tiền Phong năm thứ năm liên tiếp
-
Bất động sản cửa ngõ Bắc Sài Gòn sôi động nhờ hạ tầng và thông tin sáp nhập
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Logistics