Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Holcim chuyển hướng đầu tư vào chiều sâu
Thế Hải - 18/03/2016 19:15
 
Đó là khẳng định của ông Daniel Bach, Chủ tịch HĐQT Công ty Xi măng Holcim Việt Nam, kiêm Tổng giám đốc Holcim Khu vực Đông Nam Á với đại diện Bộ Xây dựng về chiến lược đầu tư vào ngành xi măng tại Việt Nam.

Theo ông Daniel Bach, Holcim đã có thâm niên hơn 20 năm đầu tư vào ngành xi măng Việt Nam, với Nhà máy sản xuất ở Hòn Chông, tỉnh Kiên Giang và Trạm nghiền xi măng tại Cát Lái- TP Hồ Chí Minh, công suất 3,4 triệu tấn/năm, thuộc Công ty Xi măng Holcim Việt Nam.

Việc đầu tư của Holcim không có nghĩa chỉ vào kinh doanh không thôi, mà song hành với kinh doanh luôn đầu tư bổ sung để phát triển bền vững và Holcim thực hiện cam kết này hàng năm, với khoản đầu tư không nhỏ.

Việc đầu tư của Holcim không có nghĩa chỉ vào kinh doanh không thôi, mà song hành với kinh doanh luôn đầu tư bổ sung để phát triển bền vững
Holcim đã đầu tư vào ngành xi măng Việt Nam được 23 năm, và luôn cam kết đầu tư phát triển bền vững.

Năm 2015, Tập đoàn Holcim đã có 1 quyết định lớn là sáp nhập với Tập đoàn Lafarge (Pháp) để thành lập Công ty xi măng lớn nhất thế giới và đổi tên thành Tập đoàn Lafarge Holcim.

Sau sáp nhập, tại Việt Nam, LafargeHolcim có tổng cộng 5 nhà máy, trạm nghiền xi măng, gồm: Hòn Chông, Cát Lái, Hiệp Phước, Thị Vải và Nhơn Trạch và tám trạm trộn bê tông với công suất 5,2 triệu tấn xi măng và 1 triệu m3 bê tông mỗi năm.

Các sản phẩm của Lafarge và Holcim vẫn giữ nguyên thương hiệu trên thị trường như Lavilla (Lafarge) và Holcim Power-S (Holcim).  Theo đó, chiến lược chung trên phạm vi toàn cầu, trong đó có thị trường Việt Nam sau sáp nhập là  nhằm giải quyết ba vấn đề cốt lõi được người tiêu dùng quan tâm: giá thành xây dựng rẻ hơn, thi công nhanh hơn và chất lượng công trình bền vững hơn.

“Đối với Holcim Việt Nam, phát triển kinh tế luôn gắn liền với hoạt động bảo vệ môi trường và trách nhiệm xã hội. Ba yếu tố này đóng vai trò nền tảng cho thành công lâu dài của Holcim. Hành trình phát triển bền vững của Holcim Việt Nam đã bắt đầu từ năm 1993 khi Holcim bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam như một phần không thể tách rời trong chiến lược kinh doanh của mình,  theo ông Daniel Bach.

Holcim Việt Nam đã hoàn thành hệ thống công nghệ sản xuất Xanh mới liên quan đến hoạt động đồng xử lý chất thải trong lò nung xi măng để tạo nhiệt thay thế nhiên liệu đốt truyến thống với khoản vốn 10 triệu USD. Công nghệ này cho phép Holcim sử dụng các vật liệu thải (nguy hại và không nguy hại) từ nhiều ngành công nghiệp, nông nghiêp khác nhau như là một loại nhiên liệu để thay thế cho một phần nhiên liệu không thể tái tạo trong quá trình sản xuất xi măng, mà không hề gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Ngoài ra, Dự án Trạm phát điện tận dụng năng lượng nhiệt thải, công suất 6,3 MW tại Nhà máy Xi măng Hòn Chông, tỉnh Kiên Giang đã được Holcim triển khai. Với tổng vốn 18 triệu USD, Trạm này có khả năng đáp ứng 25% nhu cầu điện năng cho toàn bộ Nhà máy Hòn Chông, tương đương với nhu cầu điện cho 1.830 hộ gia đình trong 1 năm.

"Với năng lực sản xuất hơn 5 triệu tấn, đặt trong bối cảnh của ngành xi măng nguồn cung đang dư so với cầu, Holcim chưa có ý định mở rộng công suất mà tập trung cho đầu tư chiều sâu để nâng cao năng lực cạnh tranh, nhưng điều đó không có nghĩa Holcim sẽ không tăng đầu tư trong tương lai, ông cho hay.

Holcim thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng trưởng xanh
Holcim, thương hiệu xi măng hàng đầu thế giới thuộc Tập đoàn Holcim (Thụy Sỹ) đã có mặt tại Việt Nam vào năm 1994, với tiền thân là Công ty Xi...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư