-
Xuất khẩu cà phê lập kỷ lục 5,48 tỷ USD, dự báo năm 2025 vẫn tích cực -
SATRA chuẩn bị hơn 3.500 tấn hàng phục vụ Tết Ất Tỵ 2025 -
Năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9% -
Hà Nội: Vùng trồng khoai tây vụ Đông hứa hẹn bội thu -
Việt Nam thu 4,37 tỷ USD từ xuất khẩu điều -
Lần đầu tiên sầu riêng đông lạnh chuẩn xuất khẩu bán qua livestream
Mới đây, các thương hiệu đã đồng loạt xuất hiện tại khu mua sắm thuộc “Festival Mẹ bầu và em bé 2022” do hệ thống KidsPlaza tổ chức. Có thể kể đến những cái tên hàng đầu trong ngành ngành mẹ và bé như Similac, Moyuum, HiPP, Aptakid, Purelac, Nan, Huggies, Morinaga, Meiji, Enfa A+, Philip Avent, Pigeon, Merries, Glico, Friso, Mabio, Asuzac foods, Bicare, Lineabon K2+D3,…
Với thông điệp "Thấu hiểu để yêu thương", chuỗi sự kiện năm nay mong muốn lan tỏa năng lượng tích cực và giá trị tốt đẹp tới các mẹ bầu trong hành trình nuôi dưỡng con từ trong bụng mẹ; đồng thời để người thân, người chồng hiểu hơn về nỗi niềm của mẹ khi mang thai, cùng sẻ chia, chăm sóc người phụ nữ và em bé tốt hơn.
Tại sự kiện, KidsPlaza đồng hành cùng mẹ bầu, mẹ bỉm sữa với các hoạt động ý nghĩa. Nổi bật nhất là hoạt động 800 mẹ bầu đồng diễn Yoga truyền cảm hứng cho hàng triệu mẹ bầu khác trong việc chăm sóc sức khỏe thai kỳ, kết nối với thai nhi và nuôi con khỏe mạnh - dưới sự hướng dẫn của Huấn luyện viên Gurdev Singh - Phó Chủ tịch Liên đoàn Yoga châu Á.
Tiếp đó là hoạt động 1.500 mẹ bầu tham gia hội thảo tiền sản quy mô lớn nhất từ trước đến nay, với sự đồng hành của bà Ngô Kiều Lan, chuyên gia tiền sản 35 năm kinh nghiệm.
“Festival Mẹ bầu và em bé 2022” do hệ thống KidsPlaza tổ chức, mở cửa miễn phí từ 7h30-22h ngày 11/12/2022 tại Cung thể thao Quần Ngựa - 30 Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội. Đây là một phần trong các hoạt động cộng đồng do chuỗi bán lẻ KidsPlaza tổ chức miễn phí hàng năm, nhằm giúp ba mẹ có thêm kiến thức khoa học trong từng giai đoạn con lớn khôn.
Theo Tổng cục Dân số Việt Nam năm 2019, mỗi năm Việt Nam có khoảng 1,56 triệu trẻ em được ra đời. Vì vậy Việt Nam được cho là thị trường đầy tiềm năng tiêu thụ các sản phẩm chăm sóc ngành Mẹ và Bé (Baby Care), ước tính đã vượt qua trị giá 7 tỷ USD vài năm trước đây. Bên cạnh đó, tâm lý luôn lựa chọn những gì tốt nhất cho con của các ông bố bà, mẹ trẻ tại các đô thị Việt Nam cũng là yếu tố khiến trị trường đầy tiềm năng nhưng chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nhãn hàng.
Trái ngược với thị trường sản phẩm chủ yếu nằm trong tay doanh nghiệp ngoại hoặc nhập khẩu thì thị phần phân phối lại nằm trong tay doanh nghiệp nội, với sự vươn lên mạnh mẽ của hàng loạt tên tuổi như KidsPlaza, Bibo Mart, Con Cưng, Shoptretho, TutiCare...và gần đây là AVAKids của Thế Giới Di Động. Tuy nhiên, không chỉ đua mở rộng thị phần, các chuỗi siêu thị còn phải cạnh tranh với người bán hàng đơn lẻ, được hậu thuẫn bởi chi phí thấp và sự nở rộ của hình thức mua sắm online thông qua mạng xã hội và sàn thương mại điện tử.
-
Năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9% -
Hà Nội: Vùng trồng khoai tây vụ Đông hứa hẹn bội thu -
Từ chiều nay (9/1), giá xăng dầu lại tăng -
Việt Nam thu 4,37 tỷ USD từ xuất khẩu điều -
Lần đầu tiên sầu riêng đông lạnh chuẩn xuất khẩu bán qua livestream -
Xuất khẩu điện tử hướng tới mốc 140 tỷ USD -
Xây dựng 2 kịch bản xuất khẩu sang Mỹ năm 2025
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 11/1 -
2 Khởi động dự án trung tâm thương mại Aeon Mall 6.000 tỷ đồng tại Đồng Nai -
3 Đà Nẵng cấp chủ trương đầu tư 10 dự án mới, tổng vốn hơn 24.300 tỷ đồng -
4 Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
5 Quốc hội quyết định những nội dung cấp bách để vừa tinh gọn bộ máy, vừa thúc đẩy tăng trưởng
- Lễ hội “Taste of Queensland 2025 “ thưởng thức bò Úc hảo hạng với ưu đãi hấp dẫn tại FujiMart
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam