
-
Phó thủ tướng chỉ đạo việc chia cổ tức từ nguồn lợi nhuận sau thuế của ACV
-
Samsung, xin cảm ơn!
-
Tập đoàn TH: “Trái ngọt” tốc độ tăng trưởng 2 con số
-
FTA tiếp tục là "bệ phóng" cho xuất khẩu năm 2023
-
Tập đoàn Hoà Phát: Doanh thu giảm 5% nhưng lợi nhuận giảm tới 76% -
Năm 2022, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc tăng mạnh, xuất sang Mỹ giảm
![]() |
Trung Quốc đã cấp 1.045 mã sản phẩm nông sản, thực phẩm Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này. |
Theo Văn phòng SPS Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Tổng cục Hải quan Trung Quốc đang cập nhật kết quả phê duyệt doanh nghiệp được phép nhập khẩu sản phẩm nông sản thực phẩm của các quốc gia, trong đó có Việt Nam vào thị trường Trung Quốc và mã số sản phẩm để doanh nghiệp in bao bì, nhãn mác…
Tính đến 17h ngày 24/12/2021, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã phê duyệt 31.988 mã sản phẩm nông sản, thực phẩm cho các doanh nghiệp nước ngoài xuất khẩu vào Trung Quốc, trong đó có 1.045 mã sản phẩm cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Văn phòng SPS Việt Nam cũng lưu ý, mỗi sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp 01 mã. Như vậy, 1 doanh nghiệp có thể được cấp nhiều mã sản phẩm.
Càng sát ngày 1/1/2022, thời điểm Trung Quốc áp dụng Lệnh 248 về "Quy định Quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu" và Lệnh 249 về "Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu", số lượng mã sản phẩm được cấp ngày càng tăng nhanh.
Trước đó, thống kê sơ bộ đến 11h ngày 24/12, Tổng cục Hải quan Trung Quốc mới chỉ phê duyệt 20.172 mã sản phẩm cho các doanh nghiệp nước ngoài nhập khẩu nông sản thực phẩm vào Trung Quốc, trong đó: Hoa Kỳ: 2.200, Nhật Bản: 987, Australia: 564, Hàn Quốc: 588, Canada: 482, Malaysia: 372, Thái Lan: 483, Việt Nam: 320, Ấn Độ: 279, Indonesia: 270, Philippines: 70 và các nước khác.
Việc phê duyệt doanh nghiệp được phép nhập khẩu sản phẩm nông sản thực phẩm vào thị trường Trung Quốc và mã số sản phẩm để doanh nghiệp in bao bì, nhãn mác… nói trên là để thực hiện Lệnh 248 về "Quy định quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu" và Lệnh 249 về "Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu" của Trung Quốc, sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 tới.
Để tránh gián đoạn xuất khẩu sang thị trường này, nhiều chuyên gia nông nghiệp khuyến cáo, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nông sản thực phẩm cũng như các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nông, thuỷ sản Việt Nam cần lưu ý tuân thủ đầy đủ quy định mới.
Doanh nghiệp Việt Nam có thể cập nhật thông tin về việc Trung Quốc phê duyệt mã sản phẩm cho các doanh nghiệp nước ngoài theo đường link: https://ciferquery.singlewindow.cn/

-
Tập đoàn TH: “Trái ngọt” tốc độ tăng trưởng 2 con số -
FTA tiếp tục là "bệ phóng" cho xuất khẩu năm 2023 -
Cá ngừ lần đầu tiên đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD -
Xuất khẩu 28 tỷ USD, da giày, túi xách tiến mạnh sang các thị trường FTA -
Tập đoàn Hoà Phát: Doanh thu giảm 5% nhưng lợi nhuận giảm tới 76% -
Năm 2022, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc tăng mạnh, xuất sang Mỹ giảm -
Trung Quốc dừng thông quan hàng hóa tại cửa khẩu dịp Tết Nguyên đán 2023
-
Đưa Vân Đồn trở thành điểm đến quốc tế: Bài học từ phát triển du lịch bền vững
-
Hãng bay Việt vận chuyển 137.000 hành khách trong ngày mùng 1 Tết Quý Mão
-
“Xuân quê hương” 2023 - Đất nước niềm tin và khát vọng
-
Năm 2022, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của FPT tăng trưởng trên 20%
-
Manulife Việt Nam thúc đẩy nhân viên làm điều tốt trong cộng đồng với chiến dịch "Một điều Tốt đẹp"
-
Generali triển khai chuỗi hoạt động cộng đồng truyền cảm hứng dịp cuối năm