-
Trong 10 năm, có hơn 7.500 du khách, nhà thám hiểm chinh phục hang Sơn Đoòng -
Loạt điểm đến Sun World nhuộm sắc đỏ cờ mừng chiến thắng của đội tuyển Việt Nam -
Đề xuất mở rộng đối tượng miễn phí tham quan phố cổ Hội An -
Băng dày 5 mm phủ đỉnh Fansipan, hiện tượng kỳ thú những ngày đầu năm mới 2025 -
30 năm quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản vịnh Hạ Long -
Sắp triển khai công viên nước “Cá chép hóa rồng” tại CaraWorld: Điểm đến mới của Cam Ranh
Lễ hội Đền Cửa Ông năm 2024 đã thu hút hàng ngàn người dân, du khách thập phương đến dâng hương.
Đoàn rước kiệu. |
Lễ hội được tổ chức hàng năm vào ngày mùng 3 - 4/2 âm lịch và mùng 3 - 4/8 âm lịch để tưởng nhớ công đức, cuộc đời và sự nghiệp của Đức Ông Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng cùng nhiều tướng lĩnh nhà Trần có công đánh giặc, trấn ải vùng Đông Bắc.
Theo ông Phạm Văn Kính, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Cẩm Phả, Trưởng Ban tổ chức lễ hội cho biết, Đền Cửa Ông là di tích lịch sử văn hoá thời nhà Trần, gắn liền với thần tích về Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng với chiến công hiển hách chống giặc ngoại xâm tại miền đất biên ải của Tổ quốc. Đền Cửa Ông được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt năm 2017.
Ông Phạm Văn Kính, Phó chủ tịch UBND Thành phố Cẩm Phả (tỉnh Quảng Ninh) mong muốn thông qua lễ hội, giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh, vùng đất con người Cẩm Phả "Hội tụ văn hóa thợ mỏ, lan tỏa tình người vùng than". |
Lễ hội Đền Cửa Ông được mở lại với quy mô lớn từ năm 1996, sau nhiều năm giãn cách, song cùng với quần thể kiến trúc của Đền vừa cổ kính, tôn nghiêm vừa hiện đại, tọa lạc trên một vị trí Sơn thuỷ hữu tình tuyệt đẹp của "Cửa Ông - Miền Đất thiêng".
Lễ hội được tổ chức gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ được tổ chức trang nghiêm, trọng thể, đầy đủ theo các nghi thức truyền thống gồm: Lễ dâng hương xin rước Đức Ông và Thánh Mẫu vi hành; lễ rước kiệu Đức Ông và các nhân thần vi hành, xuất phát từ Đền Thượng đi dọc qua nhiều dãy phố của phường Cửa Ông và quay về sân tổ chức lễ hội; khai mạc lễ hội; lễ rước Đức Ông và Thánh Mẫu hoàn cung, lễ tạ an ngôi chính vị; lễ tế Đức Ông và lễ dâng hương Thánh Mẫu.
Lễ rước kiệu Đức Ông và các nhân thần vi hành là một nghi lễ truyền thống của lễ hội Đền Cửa Ông. |
Lễ rước kiệu Đức Ông và các nhân thần vi hành năm nay có sự tham gia của trên 30 đoàn với trên 1.000 người. |
Đặc biệt, lễ rước kiệu Đức Ông và các nhân thần vi hành năm nay có sự tham gia của trên 30 đoàn với trên 1.000 người, gồm lễ rước trên đường bộ và lễ rước trên biển với sự tham gia của trên 20 tàu, thuyền, thể hiện tinh thần “Hào khí Đông A”, khơi dậy niềm tự hào dân tộc trong mỗi người dân, du khách.
Chương trình khai hội Đền Cửa Ông diễn ra với các nghi thức và màn sử thi “Dấu thiêng lưu tích” tái hiện những chiến công hiển hách của Đức ông Trần Quốc Tảng – một tượng đài bất diệt trong lòng người dân vùng cửa biển Đông Bắc.
Song song với lễ rước trên đường bộ là lễ rước trên biển với sự tham gia của trên 20 tàu, thuyền. |
Trong khuôn khổ chương trình khai hội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã trao quyết định công nhận 16 cây trên địa bàn TP Cẩm Phả là Cây di sản Việt Nam, bao gồm: 2 cây đa, 9 cây nhãn và 1 cây long não nằm trong khuôn viên Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt đền Cửa Ông - Cặp Tiên thuộc phường Cửa Ông và 3 cây thông, 1 cây trám trắng tại khuôn viên miếu Ba Cây Thông thuộc xã Dương Huy, TP Cẩm Phả.
TP Cẩm Phả (Quảng Ninh) đón nhận Quyết định và bằng Công nhận Cây di sản Việt Nam đối với 2 cây đa, 9 cây nhãn và 1 cây long não trong khuôn viên Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt đền Cửa Ông – Cặp Tiên và 3 cây thông nhựa, 1 cây trám trắng tại xã Dương Huy (TP Cẩm Phả). |
Phần hội gồm có các hoạt động sôi nổi diễn ra trong 2 ngày 12-13/3 gồm: Hát quan họ trên thuyền và hội thi đua thuyền truyền thống; thi dâng soạn lễ (gồm 3 phần thi: Trình bày mâm ngũ quả, têm trầu cánh phượng, vừa hành quân vừa thổi cơm) và các trò chơi dân gian như: Cờ người, cờ bỏi, kéo co, đẩy gậy, chọi gà, bịt mắt đánh trống,…
Lễ hội là dịp để mọi người dân, du khách có thể tham gia sáng tạo và hưởng thụ văn hóa, cũng là dịp có thể ôn lại, thế hệ trước truyền cho thế hệ sau để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Năm 2016, Lễ hội đền Cửa Ông được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Hàng năm, tại di tích tiếp đón trên 70 vạn lượt người đến tham quan, viếng lễ, ông Kính cho biết.
Màn sử thi Dấu thiêng lưu tích mô tả sự nghiệp đánh giặc giữ nước của Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng và quân dân nhà Trần tại lễ hội. |
Lễ hội Đền Cửa Ông sẽ diễn ra đến ngày 13/3/2024 (tức ngày 4/2 âm lịch).
-
Băng dày 5 mm phủ đỉnh Fansipan, hiện tượng kỳ thú những ngày đầu năm mới 2025 -
30 năm quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản vịnh Hạ Long -
Hai di tích trong khu phố cổ Hà Nội thu phí tham quan từ ngày 2/1 -
Sắp triển khai công viên nước “Cá chép hóa rồng” tại CaraWorld: Điểm đến mới của Cam Ranh -
Du lịch Hà Nội thu 594 tỷ đồng trong ngày nghỉ Tết Dương lịch 2025 -
Đón chờ năm 2025 rực rỡ của du lịch Việt Nam -
“Thủ phủ” của những sự kiện toàn cầu gọi tên Phú Quốc
- Doanh nghiệp nhỏ chạy nước rút ăn Tết
- Tổng kho TTC Đặng Huỳnh: Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
- Hội viên Techcombank Inspire tưng bừng chào đón năm mới “cực chất” The Global Celebration Countdown Party
- BIDV triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2025
- Sắm Tết thảnh thơi cùng thẻ tín dụng BAC A BANK, khách hàng nhận thêm 3 năm miễn phí thường niên
- OCB thu hút doanh nghiệp FDI với các giải pháp tài chính số toàn diện