-
VinClub hợp tác với hơn 30 thương hiệu hàng đầu trong hệ thống TTTM Vincom -
Giá xăng tăng không đáng kể, giá dầu giảm -
Hà Nội: Chương trình "Rộn ràng mua sắm" - điểm hẹn văn hóa, thương mại cuối năm -
TP.HCM: Bán hàng bán lưu động Tết Ất tỵ với giá giảm đến 60% -
Thương mại điện tử xuyên biên giới mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp ngành gỗ -
Năm 2024, Việt Nam chi khoảng 1,7 tỷ USD nhập khẩu thịt và phụ phẩm
Trung Quốc là thị trường tiêu thụ chính của vải thiều Việt Nam. |
Sở Công thương tỉnh Bắc Giang cho biết, đã có hơn 200 thương nhân Trung Quốc đăng ký nhập cảnh vào Việt Nam để đến tỉnh Bắc Giang khảo sát, ký kết hợp đồng thu mua vải thiều niên vụ 2023.
Danh sách các thương nhân này đã được cơ quan chuyên môn của tỉnh gửi đến Cục quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an để làm các thủ tục cấp phép nhập cảnh.
Dự kiến cuối tháng 5, các thương nhân Trung Quốc sẽ nhập cảnh vào Việt Nam và tới Bắc Giang để tham gia tiêu thụ vải thiều chín sớm.
Năm 2023, Bắc Giang có hơn 29.000 ha vải thiều, sản lượng ước đạt 180.000 tấn (sản lượng vải sớm khoảng 60.000 tấn; vải chính vụ 120.000 tấn), thời gian dự kiến thu hoạch từ ngày 20/5 đến 30/7. Toàn tỉnh Bắc Giang cũng có 110 mã số vùng trồng đủ điều kiện xuất khẩu quả vải tươi sang thị trường Trung Quốc.
Mùa vải thiều năm 2021 và 2022, lượng thương nhân Trung Quốc đến Bắc Giang thu mua vải thiều rất ít, vì ảnh hưởng của dịch covid-19. Do đó, việc thương nhân Trung Quốc sang thu mua vải thiều của Bắc Giang năm nay sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu thụ sản phẩm.
Trong buổi làm việc của Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên tại Bắc Giang mới đây, tỉnh này đề nghị Bộ Công thương trao đổi, đàm phán với cơ quan chức năng của Trung Quốc và hỗ trợ tỉnh Bắc Giang tuyên truyền, quảng bá, kết nối tiêu thụ vải thiều tại các kênh phân phối, hệ thống siêu thị, chợ đầu mối tại các tỉnh, thành phố; đưa sản phẩm vải thiều tiêu thụ trên các sàn thương mại điện tử.
Trung tâm Khuyến công và xúc tiến thương mại Bắc Giang đã ký kết 34 biên bản thỏa thuận hợp tác đối với các chợ đầu mối nông sản, sàn giao dịch thương mại điện tử, các chuỗi siêu thị, doanh nghiệp… để tiêu thụ vải.
Năm 2022, sản lượng vải thiều xuất khẩu của Bắc Giang đạt khoảng 80.000 tấn (chiếm 38,07% tổng sản lượng). Kim ngạch xuất khẩu đạt 116 triệu USD, trong đó, kim ngạch xuất khẩu từ vải thiều đạt 75,4 triệu USD, còn lại là kim ngạch xuất khẩu từ dịch vụ phụ trợ.
Vải thiều Bắc Giang được xuất khẩu chủ yếu sang thị trường truyền thống như Trung Quốc và các quốc gia, khu vực như EU, Mỹ, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Lào, Campuchia, một số nước Đông Nam Á, UAE và một số nước khu vực Trung Đông…
-
Việt Nam sẽ nhập khẩu nhiều hàng hóa từ Mỹ -
Hà Nội: Chương trình "Rộn ràng mua sắm" - điểm hẹn văn hóa, thương mại cuối năm -
TP.HCM: Bán hàng bán lưu động Tết Ất tỵ với giá giảm đến 60% -
Thương mại điện tử xuyên biên giới mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp ngành gỗ -
Năm 2024, Việt Nam chi khoảng 1,7 tỷ USD nhập khẩu thịt và phụ phẩm -
Giao dịch hàng hóa và dịch vụ toàn cầu năm 2024 sẽ đạt 33.000 tỷ USD -
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8% sau 11 tháng năm 2024
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 12/12 -
2 Bộ Công an khởi công Dự án xây dựng sân bay Gia Bình tại tỉnh Bắc Ninh -
3 Ngân hàng mạnh tay tăng lãi suất tiền gửi: Không phải do thanh khoản căng -
4 Đột phá mở đường cho Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Bài 3: Thước đo mới cho công tác cán bộ -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 11/12
- Khách đi tuyến Metro số 1 sẽ có cơ hội nhận code giảm giá của Grab
- Taseco thông báo chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng (kỳ 1)
- TTC AgriS liên tục được vinh danh top doanh nghiệp hoạt động quản trị công ty tốt nhất
- Chăm sóc sức khoẻ dễ dàng với FWD Bảo hiểm sức khoẻ trực tuyến
- Công bố Top 500 Doanh nghiệp tạo giá trị hàng đầu Việt Nam trong các ngành kinh tế trọng điểm
- Heineken Việt Nam cùng hành trình Vì một Việt Nam tốt đẹp hơn