
-
Nghệ An đề nghị giảm phí qua trạm Bến Thủy 1 cho 11 phường, xã
-
Quý I/2025, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 14%, đạt 202,5 tỷ USD
-
Giá xăng tăng lần thứ 3 liên tiếp
-
Xăng RON95 tiến sát 21.000 đồng/lít
-
Điểm đến mua sắm vạn trải nghiệm - Lời giải cho thị trường bán lẻ thế hệ mới -
Hàng trăm doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội tại Vietnam Expo 2025
Ông Ngô Xuân Nam, Phó giám đốc Văn phòng thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (Văn phòng SPS Việt Nam) thông tin, tính đến ngày 5/12, đã có 2.426 mã số sản phẩm xuất khẩu của khoảng hơn 2.000 doanh nghiệp Việt Nam đã được Hải quan Trung Quốc cấp phép theo Lệnh 248, Lệnh 249.
Trong số 2.426 mã số sản phẩm có 1.236 mã (chiếm hơn 50%) đăng ký qua cơ quan có thẩm quyền, còn 1.190 mã do các doanh nghiệp tự đăng ký và khai báo qua hệ thống đăng ký online của hải quan Trung Quốc.
Về ngành hàng, nhiều nhất là thủy sản với 802 mã số, tiếp theo là các sản phẩm hạt như hạt điều, cà phê, dầu thực vật, bột bánh… Ít nhất là các sản phẩm thực phẩm chức năng”,
Tháng 4/2021, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ban hành Lệnh 248 về “Quy định quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu” và Lệnh 249 về “Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu”.
Các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có Việt Nam, muốn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, bắt buộc phải tuân thủ những quy định mới được nêu trong hai lệnh này, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2022. Việc triển khai 2 Lệnh 248 và 249 đã được gần 1 năm.
Đại diện Văn phòng SPS Việt Nam cho biết so với các nước khác trong khu vực thì đây là con số 2.426 mã số được cấp là tương đối lớn.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện, còn có doanh nghiệp chưa nghiên cứu kỹ Lệnh 248 và 249 nên khi triển khai đăng ký còn nhiều lúng túng, dẫn đến chậm thông quan; hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu vẫn ở sản phẩm thô, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường xuất khẩu.
Thị trường Trung Quốc ngày càng yêu cầu các tiêu chuẩn cao về nông thủy sản nhập khẩu. Các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường này cần xây dựng và thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro về an toàn thực phẩm, tuân thủ luật pháp và các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia của Trung Quốc về an toàn thực phẩm.
Đồng thời, chuẩn bị các điều kiện về vệ sinh nhà xưởng, thiết lập hệ thống ghi chép hồ sơ đảm bảo truy xuất nguồn gốc để đáp ứng kiểm tra trước và sau khi đăng ký xuất khẩu vào Trung Quốc.
Theo dõi các cảnh báo vi phạm an toàn thực phẩm của Hải quản Trung Quốc để có biện pháp phòng hoặc khắc phục kịp thời (nếu thuộc diện cảnh báo) theo hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền.
-
Giá xăng tăng lần thứ 3 liên tiếp -
Xăng RON95 tiến sát 21.000 đồng/lít -
Điểm đến mua sắm vạn trải nghiệm - Lời giải cho thị trường bán lẻ thế hệ mới -
Mặt hàng thặng dư thương mại nào cần làm rõ với Mỹ sau khi điều chỉnh thuế quan? -
Việc phải chịu thuế cao từ Mỹ buộc Việt Nam đẩy nhanh chiến lược đa dạng thị trường -
Hàng trăm doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội tại Vietnam Expo 2025 -
Hết năm 2024, Quỹ bình ổn giá xăng dầu còn 6.067 tỷ đồng
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort