-
Tin mới y tế ngày 9/9: Không để thiếu thuốc, tăng giá sau bão số 3 -
Kỹ thuật mới giúp trẻ mắc tim bẩm sinh ít đau đớn -
Nhiều học sinh, sinh viên mắc bệnh hiểm nghèo được chi trả bảo hiểm y tế số tiền lớn -
Vẫn loay hoay quy định quản lý giá thuốc -
Đề xuất thanh toán bảo hiểm y tế cho điều trị vô sinh, hiếm muộn -
Kiểm soát dịch sởi, vẫn khó vì tiêm chủng thấp?
So với cùng kỳ năm 2022 số mắc giảm 59,8%, tử vong giảm 84 trường hợp. Tại Hà Nội, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn tiếp tục tăng mạnh.
Hà Nội đang ghi nhận số ca mắc sốt xuất huyết tăng rất cao. |
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.Hà Nội, số ca mắc sốt xuất huyết vẫn đang tiếp tục tăng mạnh với hơn 2.000 ca/tuần, tăng gấp đôi so với tuần cuối tháng 8/2023. Có nhiều địa phương đã nhiều năm không xuất hiện sốt xuất huyết cũng đã có bệnh nhân nhập viện điều trị.
Cộng dồn từ đầu năm 2023 cho đến nay, Hà Nội ghi nhận 10.372 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 3 ca tử vong.
So với cùng kỳ năm 2022, số mắc tăng gần 4 lần; số ca tử vong tương đương. Theo đánh giá của CDC Hà Nội, Thành phố đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch sốt xuất huyết với số ca mắc không ngừng gia tăng.
Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương hiện có khoảng 150 bệnh nhân đang điều trị sốt xuất huyết và mỗi ngày có khoảng 20 bệnh nhân sốt xuất huyết nặng nhập viện. Số bệnh nhân này đến từ nhiều địa phương khác nhau, tuy nhiên chủ yếu từ Hà Nội.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương là bệnh viện tuyến cuối về các bệnh truyền nhiễm nên hầu hết các ca nhập viện đều đã có diễn biến nặng như tràn dịch, suy hô hấp, máu cô đặc…
Một số bệnh nhân diễn biến nặng do có bệnh nền, bệnh nhân đang điều trị bệnh khác bằng thuốc chứa corticoid liều cao, hoặc phụ nữ mang thai. Không ít bệnh nhận nhập viện muộn do chủ quan, tự điều trị tại nhà.
Theo thống kê chỉ có khoảng 6-10% số ca mắc sốt xuất huyết diễn biến nặng. Song các bác sĩ khuyến cáo người dân tuyệt đối không được chủ quan, đặc biệt không được lạm dụng việc truyền dịch khi điều trị tại nhà. Việc truyền dịch phải được thực hiện bởi các nhân viên y tế có chuyên môn và tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Được biết, tuýp virus sốt xuất huyết lưu hành năm 2023 chủ yếu là D1, D2 và không có sự khác biệt với các tuýp virus lưu hành những năm gần đây.
Tuy nhiên, dự báo tình hình dịch sốt xuất huyết thời gian tới, Cục Y tế dự phòng cho hay, theo Tổ chức Y tế Thế giới, trong năm 2023 và 2024 hiện tượng biến đổi khí hậu và hiện tượng El Nino có thể thúc đẩy muỗi sinh sản, làm gia tăng sự lây truyền bệnh sốt xuất huyết và các bệnh do muỗi truyền.
Thông tin từ các chuyên gia y tế cho biết, với sốt xuất huyết, bệnh nhân trong 3 ngày đầu thường sốt cao, đau đầu, đau mỏi cơ khớp, nên đi khám làm xét nghiệm chuẩn đoán mắc Sốt xuất huyết Dengue và xét nghiệm chỉ số Hematocrit nền.
Nên bù nước điện giải bằng đường uống (VD Oresol), hạn chế truyền dịch, không tự ý truyền dịch tại nhà.
Căn cứ vào hướng dẫn điều trị sốt xuất huyết do Bộ Y tế ban hành giai đoạn nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết thường vào ngày thứ 3 - 7 của bệnh với các biểu hiện lâm sàng như: Người bệnh có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt.
Có thể có các biểu hiện sau: Đau bụng nhiều: đau bụng nhiều và liên tục hoặc tăng cảm giác đau nhất là ở vùng gan; vật vã, lừ đừ, li bì; gan to > 2cm dưới bờ sườn, có thể đau; nôn ói; biểu hiện thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạch (thường kéo dài 24 - 48 giờ).
Xuất huyết (xuất huyết dưới da: Nốt xuất huyết rải rác hoặc chấm xuất huyết thường ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạn sườn hoặc mảng bầm tím;
Xuất huyết niêm mạc như chảy máu chân răng, chảy máu mũi, nôn ra máu, đi ngoài (tiêu) phân đen hoặc máu, xuất huyết âm đạo hoặc tiểu máu;
Xuất huyết nặng: Chảy máu mũi nặng (cần nhét bấc hoặc gạc cầm máu), xuất huyết âm đạo nặng, xuất huyết trong cơ và phần mềm, xuất huyết đường tiêu hóa và nội tạng (phổi, não, gan, lách, thận)...
Một số trường hợp nặng có thể có biểu hiện suy tạng như tổn thương gan nặng/suy gan, thận, tim, phổi, não.
Theo Bộ Y tế, phần lớn các trường hợp mắc sốt xuất huyết đều được điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở, chủ yếu là điều trị triệu chứng và phải theo dõi chặt chẽ phát hiện sớm sốc xảy ra để xử trí kịp thời.
Cần xem xét chỉ định nhập viện trong các trường hợp sau: Sống một mình; nhà xa cơ sở y tế, không thể nhập viện kịp thời khi bệnh trở nặng.
Gia đình không có khả năng theo dõi sát; trẻ nhũ nhi; dư cân, béo phì; phụ nữ có thai; người lớn tuổi (≥60 tuổi). Bệnh mạn tính đi kèm (thận, tim, gan, hen, COPD kém kiểm soát, đái tháo đường, thiếu máu tan máu...).
-
Lần đầu tiên ghi nhận ca mắc cúm gia cầm ở người không tiếp xúc với động vật -
Vẫn loay hoay quy định quản lý giá thuốc -
Đề xuất thanh toán bảo hiểm y tế cho điều trị vô sinh, hiếm muộn -
Kiểm soát dịch sởi, vẫn khó vì tiêm chủng thấp? -
Liên tiếp trường hợp tử vong do bệnh dại -
Phòng chống ngộ độc thực phẩm những ngày mưa bão -
Tin mới y tế ngày 8/9: Tỷ lệ tử vong do suy tim ngày càng tăng
- NashTech tự hào đón nhận giải thưởng "Nơi làm việc tốt nhất châu Á" lần thứ tư liên tiếp
- Chính thức khai trương siêu thị FujiMart mới tại TTTM Diamond Plaza, 25 Lê Văn Lương, Hà Nội
- Nisshin Seifun Welna ra mắt sản phẩm tiêu dùng đa dạng tới người tiêu dùng Việt
- Gala Tiếng Việt thân thương 2024 “Lời quê hương - Lời sắt son”
- TTC AgriS góp mặt trong Top 500 Fortune Đông Nam Á, tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế
- Tiềm năng từ “đòn bẩy kép” đầu tư của Lagoona Bình Châu Resort Village