
-
Hạ thành công rotor Tổ máy số 1 Thủy điện Hoà Bình mở rộng
-
Khai mạc Giải Marathon quốc tế chào mừng thành lập TP. Cần Thơ (mới)
-
Hà Nội điều chỉnh giá vé 2 tuyến đường sắt đô thị từ ngày 1/8
-
Khai mạc Lễ hội Việt Nam - Nhật Bản lần thứ 10 tại Đà Nẵng
-
Ninh Bình xây dựng Khu nhà ở công vụ, đảm bảo ổn định cho cán bộ sau hợp nhất tỉnh -
Tuyển sinh lớp 10 tại Hà Nội năm học 2025 - 2026: 15 trường có điểm chuẩn từ 23 điểm trở lên

Trong thời điểm Midu đang là tâm điểm bàn tán của dư luận về việc cô có đủ khả năng để làm trợ giảng ở một trường đại học hay không, nhiều dân mạng đã đăng lại bảng điểm cũ của Midu thời đi học để minh chứng rằng Midu từng học khá kém. Họ bày tỏ sự hoài nghi về kiến thức học thuật của Midu.
Midu từng đỗ Thủ khoa trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật TP.HCM và Á khoa Đại học Kiến trúc TP.HCM cùng năm 2007. Nhưng Midu quyết định lựa chọn kiến trúc đúng với đam mê thiết kế, thời trang.
Thế nhưng, do liên tục bận rộn với những dự án phim ảnh lớn nhỏ nên từng có khoảng thời gian, nữ diễn viên bỏ bê chuyện học hành. Dẫ tới hệ quả là bảng điểm của cô toàn 4, 5 với học lực xếp hạng trung bình.

Tuy nhiên trước đây, sau khi gây xôn xao với bảng điểm toàn điểm 4, 5, Midu đã quyết định bảo lưu học tập để hoàn thành những công việc đã lên kế hoạch trước đó.
Sau một năm bảo lưu kết quả, Midu quay trở lại trường và tập trung dành nhiều thời gian cho việc học hành. Cuối năm 2013, Midu chính thức nhận bằng tốt nghiệp hệ cử nhân.
Cô tự hào khoe bảng điểm mới với điểm trung bình các môn trên 7,0. Dẫu vậy, cô lại tiếp tục vướng phải nghi vấn mua bằng, mua điểm khi chia sẻ bảng điểm với học lực loại Khá này.


Đáp lại dư luận trong mấy ngày gần đây, Midu vừa một “tâm thư” chia sẻ quan điểm của cô, khẳng định không có chuyện “mua bằng, mua điểm”. Bài viết của Midu khá dài, có nhiều triết lí:
"Thời đi học tôi cũng đã từng chịu rất nhiều áp lực. Mọi người gọi tôi là hotgirl đi học vì chắc có lẽ hotgirl thì nên ở nhà chăm sóc sắc đẹp, đóng phim, chụp ảnh sẽ đỡ bị soi mói điều tiếng hơn là xuất hiện ở một ngôi trường giữa biết bao nhiêu con người như thế.
Hằng ngày việc tôi đi đứng, nói năng biết bao nhiêu đôi mắt dõi theo quan sát. Thậm chí có giảng viên đã nói với tôi rằng 'Cô mà như em thì cô chỉ đi làm nghệ thuật thôi, cô chẳng cần học làm gì'. Vậy mà tôi lì lắm, vẫn muốn được đi học.
Tôi mặc kệ những gì họ thêu dệt, đánh giá về mình: nhìn là biết chả học gì ra hồn, điểm yếu thì tất nhiên, điểm cao thì chắc là do mua điểm, tốt nghiệp cũng chắc do mua bằng.
Thời đó tôi học theo tín chỉ, không học, không đi thi thì rớt chứ ở một trường như Kiến Trúc thì hoàn toàn không thể có chuyện có thể mua điểm, mua bằng. Vậy mà họ vẫn cứ thêu dệt nên những câu chuyện truyền kì về tôi, và đến bây giờ vẫn có những người tin vào những câu chuyện hùng hồn đó.
Có những người sẵn sàng đạp đổ ước mơ và sự cố gắng của người khác chỉ vì tôi chọn con đường đi khác họ. Thời gian đó tôi không chỉ học mà còn đi làm kiếm tiền, tìm tòi kinh doanh, tôi không có thời gian để ngủ nên cũng không còn thời gian để tâm những điều người khác quy chụp về mình. Nếu để tâm đến những điều họ nói, thì đó không phải là Midu - và cũng không phải là tôi của ngày hôm nay.
Bảng điểm thời đi học liệu có quan trọng không? Khi tuyển nhân viên tôi chưa bao giờ bắt các em phải nộp bảng điểm để xem xét đánh giá điều gì về các em. Năng lực làm việc của một con người đâu phải chỉ thể hiện qua điểm số thời đi học.

Ra trường đi làm, ai cũng như ai. Liệu ai còn nhớ ngày xưa mình đi học bao nhiêu điểm? Những người trưởng thành cũng đều hiểu rằng quá trình học và thực tế là 2 phạm trù khác nhau. Xã hội thừa thầy thiếu thợ. Có những người rất giỏi trên lý thuyết và chuyên môn, nhưng chưa chắc ra đời bám trụ được với nghề.
Vậy thì giữa kinh nghiệm thực tiễn, và bằng cấp học vị - điều nào quan trọng hơn?
Câu trả lời là tuỳ bộ môn và tuỳ trường hợp. Đối với những môn cần kiến thức hàn lâm sẽ cần những giảng viên học vị cao thạc sĩ, tiến sĩ để giảng dạy cho các em. Đối với những môn như đồ án lại cần một người có kinh nghiệm thực tế và gần gũi hiểu được các em để cùng các em tìm ra hướng giải quyết tối ưu nhất.
Vậy nên tôi nghĩ con người hơn nhau không phải ở chỗ ai học giỏi hơn ai, ai chuyên môn cao hơn ai mà hơn nhau ở tư duy và cách sống. Giỏi hay dở, đẹp hay xấu cũng là những phạm trù rất mơ hồ. Đời còn dài, không ai dở hoài cũng chưa chắc ai giỏi mãi. Chê bai người khác không khiến mình tốt hơn hay người ta xấu đi. Mãi ganh đua ai giỏi hơn ai, ai thông minh hơn ai và nói xấu người khác để làm gì ?
'Rồi đến một ngày bạn sẽ nhận ra lương thiện khó hơn là thông minh. Vì thông minh là một dạng bẩm sinh, còn lương thiện là một dạng lựa chọn'.
Hôm nay dù ai nói xấu mình, tôi cũng sẽ mỉm cười, vì tôi vốn dĩ đã chọn lương thiện.
Con đường tôi đi, tôi hiểu, nhà trường hiểu, những người yêu quý tôi hiểu và chỉ cần các sinh viên tôi trực tiếp hướng dẫn hiểu là được. Còn các anh hùng bàn phím có hiểu hay không vốn dĩ không quan trọng”.
-
Ninh Bình xây dựng Khu nhà ở công vụ, đảm bảo ổn định cho cán bộ sau hợp nhất tỉnh -
Tuyển sinh lớp 10 tại Hà Nội năm học 2025 - 2026: 15 trường có điểm chuẩn từ 23 điểm trở lên -
Vinh danh 20 gương thanh niên sống đẹp tiêu biểu năm 2025 -
Rủi ro khi chia sẻ thông tin từ VNeID lên mạng xã hội -
Trường học Song ngữ tại Hà Nội được công nhận kiểm định Quốc tế toàn diện WASC -
Hà Nội yêu cầu xử lý dứt điểm tình trạng xây dựng trái phép trên đất lâm nghiệp -
Ngành văn hóa - thể thao TP.HCM định hướng chiến lược sau sáp nhập
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower