Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 19 tháng 04 năm 2024,
HSBC: Dự trữ ngoại hối của Việt Nam còn “mỏng”
Vân Linh - 14/07/2016 09:40
 
Mặc dù đánh giá Việt Nam “Vượt khỏi vòng nguy hiểm”, song trong báo cáo Triển vọng Kinh tế châu Á quý III/2016 với chủ đề "Các nền kinh tế châu Á đã biết hướng đi của mình?" do Khối Nghiên cứu Kinh tế của Ngân hàng HSBC đưa ra gần đây cho rằng, mức dự trữ ngoại hối của Việt Nam vẫn khá mỏng để đối phó với những trường hợp rủi ro bất ngờ.

Mức dự trữ ngoại hối vẫn khá mỏng để đối phó với những trường hợp rủi ro bất ngờ. Theo dữ li. ệu mới nhất từ IMF, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã giảm xuống 27,9 tỷ USD, tương đương hai tháng nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ theo số liệu vào cuối năm 2015.

Vượt khỏi vòng nguy hiểm

Theo đánh giá của Khối Nghiên cứu Kinh tế của Ngân hàng HSB, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam trong quý I/2016 khá thấp, chỉ ở mức 5,6%. Nhưng những số liệu được công bố gần đây lại cho thấy đà tăng trưởng đã được cải thiện.

.
Việt Nam tiếp tục nhận nguồn FDI dồi dào, giúp cán cân thanh toán duy trì ở mức dư dả và tạo điều kiện cho dự trữ ngoại hối phục hồi

Tăng trưởng quý II/2016 không đổi so với cùng kỳ năm ngoái (5,6%), cũng đánh dấu bước phát triển tích cực. Ngành nông nghiệp và thủy sản tiếp tục đối mặt với vấn đề gián đoạn nguồn cung do những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt (như El Niño). Nhưng mức tăng trưởng khiêm tốn của sản lượng các nhóm ngành chính lại cho thấy Việt Nam đã vượt qua thời kỳ gián đoạn nguồn cung tồi tệ nhất. Trong khi đó, đà tăng trưởng ở nhóm ngành thứ cấp cũng đã cải thiện, với mức tăng từ 7,1% trong quý I/2016 lên 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhóm ngành sản xuất tăng mạnh, bù đắp cho hoạt động xây dựng đang chững lại. Cuối cùng, nhóm ngành dịch vụ cũng có những chuyển biến tích cực so với quý trước, tăng từ 6,0% trong quý I/2016 lên 6,6% so với cùng kỳ năm trước trong quý II/2016.

Nhóm ngành xuất khẩu vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn do nhu cầu thế giới suy yếu nhưng nhu cầu nội địa nhiều khả năng sẽ tăng mạnh hơn trong nửa sau năm 2016: dàn lãnh đạo mới ở Việt Nam sẽ không hạ mục tiêu tăng trưởng GDP cho năm 2016 (6,7%) dù chỉ số GDP quý I không mấy khả quan. Thông số GDP trong quý II/2016 góp phần khẳng định nhận định của chúng tôi: Việt Nam rất khó đạt được chỉ tiêu tăng trưởng đề ra. Nhưng nhà nước sẽ vẫn phải tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy nhu cầu gia tăng và khuyến khích đầu tư, ví dụ như hoãn kế hoạch thắt chặt tín dụng cho lĩnh vực cho thuê bất động sản. Chúng tôi vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP cho năm 2016 và 2017 lần lượt ở mức 6,3% và 6,6%.

Điều đáng mừng là chính mức tăng trưởng quý I và quý II/2016 của Việt Nam trong vòng kiểm soát đã giúp phục hồi các yếu tố cân bằng bên ngoài: cán cân thương mại một lần nữa cải thiện sau thời gian suy yếu với thâm hụt ở mức 3,6 tỷ USD trong năm 2015. Vì vậy, HSBC đã điều chỉnh lại dự báo tài khoản vãng lai năm 2016 của mình, tăng lên 0,7% GDP (so với mức thâm hụt trị giá 0,7% GDP). Điều này có nghĩa chúng tôi vẫn kỳ vọng tài khoản vãng lai sẽ giảm xuống mức thâm hụt trong năm 2017 khi tăng trưởng tăng nhanh.

May mắn thay, Việt Nam tiếp tục nhận nguồn FDI dồi dào, giúp cán cân thanh toán duy trì ở mức dư dả và tạo điều kiện cho dự trữ ngoại hối phục hồi. Từ đầu năm đến tháng Sáu, nguồn FDI được giải ngân cán mốc 7,3 tỷ USD, đánh dấu tốc độ tăng trưởng 15,1% so với cùng kỳ năm trước. Với nhiều nhà máy bắt đầu hoạt động trong năm nay, chúng tôi dự báo FDI sẽ chiếm tỷ lệ ngày càng nhiều trong thị phần xuất khẩu quốc tế của Việt Nam, cho phép ngành hàng hải tiếp tục đạt mức tăng trưởng một chữ số cao thậm chí trong bối cầu nhu cầu quốc ngoại chậm lại.

Vấn đề chính sách

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) toàn phần đã tăng từ 0,8% so với cùng kỳ năm trước vào tháng Giêng lên 2,4% so với cùng kỳ năm trước vào tháng Sáu nhờ: 1) gia tăng lạm phát giá lương thực, 2) phí bảo hiểm sức khỏe tăng và 3) giảm phát giá năng lượng giảm. Trong khi lạm phát cơ bản vẫn nằm trong vòng kiểm soát, dao động từ 1,6% đến 2,0% so với cùng kỳ năm trước trong suốt một năm qua, nhu cầu nội địa dồi dào cùng tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ cho thấy vấn đề nới lỏng tiền tệ sẽ bị giới hạn hơn trước. Chúng tôi dự báo lạm phát toàn phần sẽ đạt ngưỡng mục tiêu 5% của Nhà nước vào cuối nửa đầu năm 2017. Đáp trả lại, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có khả năng sẽ nâng lãi suất ở kênh Thị trường Mở thêm 50bp (điểm cơ bản), lên mức 5,5% trong quý III/2017. Khả năng nhà nước nới lỏng tài chính cũng bị giới hạn. Lợi nhuận không gia tăng đáng kể cùng với giá dầu suy yếu cho thấy thâm hụt ngân sách nhiều khả năng vẫn tăng cao, hạn chế khả năng nhà nước tăng cường chi phí đầu tư tài sản cố định. Trong năm 2016, chúng tôi dự đoán thâm hụt ngân sách sẽ nới rộng lên mức 6,6% GDP, khiến tỷ lệ nợ công trên GDP tiến đến ngưỡng giới hạn 65% do Quốc hội đặt ra. Để giành lại cơ hội tài chính, Việt Nam cần nỗ lực mở rộng cơ sở doanh thu và giảm thiểu chi tiêu hiện tại, nhưng những cải cách này không thể thực hiện một sớm một chiều.

Chúng tôi kỳ vọng lạm phát sẽ tăng thuyết phục hơn trong năm 2017 và lạm phát toàn phần sẽ chạm mốc 4,9% vào cuối năm. Điều này, theo quan điểm chúng tôi, sẽ hạn chế khả năng NHNN nới lỏng tiền tệ.

Bên cạnh cải cách tài chính công, hai lĩnh vực cải cách quan trọng khác bao gồm: 1) tái cấu trúc và tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước lớn và 2) đẩy mạnh cải cách lĩnh vực ngân hàng. Gần đây, chúng ta có thể nhận thấy những tiến triển trong khu vực cải cách thứ hai: mới đây, Công ty quản lý Tài sản Việt Nam (VAMC) thông báo sẽ mua vào nợ xấu bằng tiền mặt. VAMC hiện đã phát hành loại trái phiếu đặc biệt để mua lại nợ xấu từ các ngân hàng thương mại. Các ngân hàng có thể sử dụng khoản thế chấp này nhằm đảm bảo tài trợ từ NHNN. Tuy nhiên, cơ chế này không cho phép thực hiện quá trình tái cấp vốn ở các ngân hàng. Quá trình chuyển đổi sang loại hình “mua bán thực sự” tuy chỉ một phần nhưng cũng có thể giúp đẩy nhanh quá trình cắt giảm nợ xấu của ngân hàng. Như vậy, với chi phí 2 nghìn tỷ đồng (tương đương 89,5 triệu USD), vẫn chưa thể khẳng định kế hoạch có phát huy tác dụng không, cơ sở vốn của VAMC có phần hạn chế trong tương quan so sánh với lượng nợ xấu quá lớn.

Rủi ro

Mức dự trữ ngoại hối vẫn khá mỏng để đối phó với những trường hợp rủi ro bất ngờ. Theo dữ liệu mới nhất từ IMF, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã giảm xuống 27,9 tỷ USD, tương đương hai tháng nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ theo số liệu vào cuối năm 2015. Dựa trên dữ liệu thương mại và danh mục đầu tư hiện có cùng báo cáo truyền thông tại chỗ, chúng tôi tin rằng nguồn dự trữ có thể đã hồi phục về mức 33,6 tỷ USD (tương đương 2,5 tháng nhập khẩu) trong quý I/2016. Tuy nhiên, chỉ số này vẫn còn thấp, đặc biệt xét trong bối cảnh rủi ro đồng nhân dân tệ biến động, ảnh hưởng đến tiền Việt Nam.

Lạm phát toàn phần trung bình ở mức 0,6% trong năm 2015, thấp nhất trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, tăng trưởng CPI toàn phần tăng từ 0,8% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng Một lên 2,4% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng Sáu, do: 1) gia tăng lạm phát lương thực, 2) phí bảo hiểm sức khỏe tăng và 3) giảm phát năng lượng giảm. Lạm phát cơ bản tuy vẫn nằm trong vòng kiểm soát, dao động từ 1,6% đến 2,0% trong suốt một năm qua nhưng sẽ vẫn tiếp tục tăng do nhu cầu nội địa dồi dào cùng tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ.

“Chúng tôi kỳ vọng lạm phát sẽ tăng thuyết phục hơn trong năm 2017 và lạm phát toàn phần sẽ chạm mốc 4,9% vào cuối năm. Điều này, theo quan điểm chúng tôi, sẽ hạn chế khả năng NHNN nới lỏng tiền tệ. Vì vậy, chúng tôi trông đợi NHNN giữ nguyên lãi suất trước khi tiến hành đợt tăng đầu tiên vào quý III/2017”, Khối Nghiên cứu Kinh tế của Ngân hàng HSBC đưa ra phân tích.

Áp lực đối với tài khoản vãng lai đang giảm, cho phép Việt Nam thiết lập lại yếu tố đệm bên ngoài. Cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam chịu nhiều áp lực giữa năm 2015 khi dòng vốn chảy ra nước ngoài sau đợt thay đổi tỷ giá của đồng nhân dân tệ vào tháng Tám. Tuy nhiên, tài khoản vãng lai đã cải thiện đáng kể trong quý IV.2015 do dòng vốn ra nước ngoài đã ổn định nhờ dự đoán đồng Việt Nam giảm giá đã phai dần.

“Chúng tôi kỳ vọng thặng dư tài khoản vãng lai tăng từ 0,5% năm 2015 lên 0,7% GDP trong năm 2016. Song, cán cân tài khoản vãng lai nhiều khả năng trở về mức thâm hụt trong năm sau do nhu cầu trong nước dồi dào giúp nhập khẩu tăng. Dựa trên số liệu tài chính hàng quý, chúng tôi ước tính thâm hụt ngân sách đã giảm từ 6,7% năm 2014 và mốc 7,4% năm 2013 trở về 6,0% trong năm 2015”, Khối Nghiên cứu Kinh tế của Ngân hàng HSBC đưa ra nhận định. Như vậy, thâm hụt vẫn đang tăng. Theo kế hoạch ngân sách, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận được dự báo sẽ chậm lại ở mức 11,4% so với cùng kỳ năm trước trong năm 2016, từ mốc 16,4% năm 2015 phần lớn vì doanh thu dầu mỏ giảm. Trong khi đó, tăng trưởng chi tiêu được dự đoán sẽ giảm từ 14,1% về 12,4% so với cùng kỳ năm trước trong năm 2016, nhưng HSBC nghĩ đây chưa phải là con số cuối cùng.

Thâm hụt ngân sách vẫn còn lớn cho thấy tỷ lệ nợ công trên GDP sẽ phạm ngưỡng giới hạn 65% do Quốc hội đặt ra cho năm 2016. Chính sách tài chính thắt chặt của Nhà nước có thể hạn chế khả năng Việt Nam phản ứng với những cú sốc kinh tế trong tương lai.

Cơn chấn động Brexit có thể lan sang thị trường ngoại hối
Cuối tuần qua, thị trường tài chính toàn cầu rơi vào hoảng loạn khi người dân Anh bỏ phiếu rời Liên minh châu Âu (Brexit). Trong nước, thị...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư