
-
Nông nghiệp BaF Việt Nam dự kiến góp thêm 500 tỷ đồng vào 8 công ty con
-
Cổ phiếu tăng 38%, Năm Bảy Bảy muốn bán toàn bộ cổ phiếu quỹ
-
Licogi 14: Từ ngày 19/8 sẽ không được phép giao dịch ký quỹ
-
Kiểm toán nghi ngờ đáng kể khả năng hoạt động liên tục của Tisco
-
Hodeco vừa mua thêm một Công ty bất động sản ở Bình Thuận -
DIC Corp muốn bỏ ra 225,4 tỷ đồng để mua cổ phần DIC Phương Nam
![]() |
Thép Nam Kim sắp chia cổ tức và cổ phiếu thưởng tỷ lệ 20% |
Công ty cổ phần Thép Nam Kim vừa thông báo chốt danh sách cổ đông vào ngày 24/8 tới để phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2020 và phát hành cổ phiếu tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu.
Theo đó, công ty sẽ phát hành gần 36,4 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ phân phối 20%, trong đó bao gồm chia cổ tức năm 2020 tỷ lệ 7% và phát hành cổ phiếu thưởng từ nguồn vốn chủ sở hữu 13%.
Tại thời điểm 30/6/2021, Thép Nam Kim ghi nhận lợi nhuận chưa phân phối là 1.713 tỷ đồng. Sau khi phát hành, vốn điều lệ của Nam Kim sẽ tăng từ 1.820 tỷ đồng lên 2.184 tỷ đồng.
Thời gian dự kiến giao dịch bổ sung cổ phiếu phát hành thêm là tháng 9/2021.
Báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2021 cho thấy, 6 tháng đầu năm, công ty đạt lợi nhuận trước thuế 1.342 tỷ đồng, cao gấp 23 lần so với cùng kỳ năm 2020. Riêng quý II/2021, lợi nhuận trước thuế tăng tới 90 lần so với cùng kỳ.
Năm 2020, Thép Nam Kim chỉ đạt gần 300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2021, công ty đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 600 tỷ đồng và thời điểm này đã vượt 94% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Nguyên nhân khiến doanh thu, lợi nhuận của Nam Kim tăng kỷ lục là giá thép tăng mạnh cộng với tiêu thụ thép trong nước và xuất khẩu đều thuận lợi trong khi chi phí được kiểm soát hiệu quả.
Theo Công ty Chứng khoán Rồng Việt, nhu cầu tôn mạ Việt Nam vẫn cao ở châu Âu và Bắc Mỹ bởi nhiều lý do.
Thứ nhất, hoạt động xây dựng ở những thị trường này đang phục hồi sau đại dịch.
Thứ hai, giá thép của Việt Nam rất cạnh tranh khi giá HRC dao động trong khoảng 900-1.000 USD/tấn ở Việt Nam, trong khi dao động ở mức 1.300-1.400 USD/tấn ở châu Âu và 1.600-1.800 USD/tấn ở Mỹ.
Cuối cùng, EU đã gia hạn phòng vệ thương mại đối với thép nhập khẩu, chủ yếu nhắm vào Thổ Nhĩ Kỳ và Hàn Quốc. Vì vậy, điều kiện thị trường vẫn đang rất thuận lợi cho các nhà xuất khẩu Việt Nam.
Thép Nam Kim đã nhận đủ đơn hàng sản xuất đến tháng 11/2021, nên công ty sẽ không gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm. Dự báo sản lượng tiêu thụ tại thị trường nội địa sẽ giảm khoảng 13% trong quý III, tuy nhiên, sản lượng xuất khẩu có thể tăng lên tương ứng để bù đắp.
Ước tính, Thép Nam Kim đã tăng lượng hàng tồn kho khoảng 20%-25%, nhưng rủi ro giá thép không nhiều do công ty vẫn đang bán hàng tốt cùng mức biên lợi nhuận gộp cao ở các thị trường xuất khẩu.
Cổ phiếu NKG tăng giá khá cao so với đầu năm (tăng 150%), đang đứng ở mức 39.850 đồng/cổ phiếu.

-
Nhựa Đà Nẵng: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối có thể âm 14,77 tỷ đồng -
Licogi 14: Từ ngày 19/8 sẽ không được phép giao dịch ký quỹ -
Licogi 14: Thay đổi cách hạch toán đơn vị thành viên giúp giảm lỗ 210,63 tỷ đồng -
Khử trùng Việt Nam (VFG): Kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ báo cáo bán niên năm 2022 -
JERA đã mua lại 35,09% cổ phần Điện Gia Lai, trở thành cổ đông lớn nhất -
Nông nghiệp BaF Việt Nam nhận thêm một công ty chăn nuôi lợn -
Giá trị các hợp đồng đã ký của Xây dựng Hòa Bình đạt 26.500 tỷ đồng
-
Nộp thuế điện tử 24/7 qua VietinBank trên eTax Mobile
-
Meey Land và BSI Việt Nam ký biên bản ghi nhớ hợp tác
-
Viện Thẩm mỹ Arina ứng dụng công nghệ AI để tìm hiểu làn da phụ nữ Việt
-
VitaDairy tự hào trở thành nơi xứng đáng làm việc nhất châu Á
-
Chứng khoán Smart Invest gia nhập cộng đồng "Nơi làm việc tốt nhất châu Á năm 2022"
-
Sức hấp dẫn của TNG Holdings Vietnam - “Nơi làm việc tốt nhất châu Á” 2022