-
Báo chí góp phần lan tỏa hình ảnh đất và người An Giang -
Trẻ em vui Tết cổ truyền tại lễ hội Home Hanoi Xuan 2025 -
Metro số 1 chính thức thu phí: Sạch sẽ, thoải mái, mang đến trải nghiệm giao thông hiện đại -
Hà Nội kiên trì tuyên truyền thực hiện "Đã uống rượu, bia - không lái xe" dịp Tết Ất Tỵ -
Báo chí góp phần đưa Đồng Tháp vươn mình trong giai đoạn mới -
Bộ Kế hoạch và Đầu tư trao tặng 7.400 cây gậy trắng cho Hội Người mù Việt Nam
Có 99 sản phẩm OCOP được công nhận
Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Nguyễn Đình Hoa cho biết, khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới, năm 2010, hệ thống hạ tầng của huyện, nhất là hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp thiếu đồng bộ, xuống cấp.
Sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, lạc hậu. Ðời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt hơn 11 triệu đồng/năm. Nhiều xã, thị trấn là trọng điểm phức tạp về an ninh trật tự.
Lúc đó, xã Thụy Hương của Chương Mỹ là xã duy nhất của thành phố Hà Nội được Trung ương lựa chọn cùng 10 xã khác trong cả nước để làm điểm xây dựng nông thôn mới. Ðược sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời của Trung ương, Thành phố, sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng ủng hộ của người dân, đến năm 2013, xã Thụy Hương đã được UBND thành phố Hà Nội công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Những kinh nghiệm hay được đúc rút trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại Thụy Hương là tiền đề quan trọng để 29 xã còn lại của Chương Mỹ thực hiện xây dựng nông thôn mới nhanh chóng, hiệu quả.
Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, lấy sức dân là chính, người dân vừa là chủ thể và là đối tượng thụ hưởng, do vậy trong quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới, huyện Chương Mỹ đã chú trọng và làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, huy động sự tham gia tích cực của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn.
Trong giai đoạn 2010-2020, tổng nguồn lực huy động thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện đạt hơn 7.560 tỷ đồng, trong đó, nguồn vốn xã hội hóa của doanh nghiệp và nhân dân đóng góp là trên 2.622 tỷ đồng (chiếm trên 34,5%). Ngoài ra, nhân dân còn đóng góp 98 nghìn ngày công lao động, hiến 2.300m2 đất thổ cư, 58ha đất nông nghiệp để mở rộng đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng.
Đến hết năm 2020, toàn bộ 30/30 xã của huyện Chương Mỹ đều đạt 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới; huyện cũng đạt 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới. Trong đó nhiều nhóm tiêu chí đạt kết quả cao như: 100% đường trục xã, liên xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện đã được nhựa hóa, bê tông hóa;
100% đường trục thôn liên thôn, đường ngõ xóm đã được bê tông hóa và đạt chuẩn theo quy định; tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 90,1% (tăng 39,64% so với năm 2010)...
Đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện và nâng cao, năm 2021, thu nhập bình quân đầu người đạt 63,09 triệu đồng/người/năm (tăng gấp 5,58 lần so với 2010); tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện giảm còn 0,44%.
Quan trọng hơn, huyện đã đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên canh và tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, mang lại giá trị kinh tế cao. Hiện nay, trên địa bàn huyện đã hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa chuyên canh tập trung với tổng diện tích trên 6.800ha, bao gồm các sản phầm như lúa, rau quả, chăn nuôi gia súc gia cầm, hải sản...; hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, như rau an toàn, gạo hữu cơ, trứng gà Tiên Viên...
Huyện Chương Mỹ cũng đã xây dựng và phát triển nhãn hiệu tập thể cho 03 sản phẩm và có 99 sản phẩm OCOP được công nhận.
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đã trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận “Huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020”.
Tập trung chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến nhấn mạnh, để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, tại Hội nghị Trung ương 5 (khóa XIII), Ban Chấp hành Trung ương tiếp tục khẳng định “vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn vẫn luôn là cơ sở và nền tảng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, bảo đảm ổn định chính trị, an ninh quốc phòng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc”.
Vì vậy, trong thời gian tới, huyện Chương Mỹ cần tiếp tục duy trì và nâng cao hơn nữa các tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo hướng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu theo Bộ tiêu chí mới của Chính phủ vừa ban hành.
Trên cơ sở đó, huyện cần chủ động rà soát các tiêu chí xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2022-2025; chỉ đạo các xã xây dựng lộ trình rõ ràng, cụ thể hóa bằng các kế hoạch để xây dựng tiêu chí nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu gắn với tiêu chí đô thị sinh thái, đô thị vệ tinh theo đúng kế hoạch đã đề ra.
Trong đó, cần quan tâm đẩy nhanh triển khai dự án nước sạch cho nhân dân và tập trung công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng khu tái định cư phục vụ dự án đầu tư nâng cấp xây dựng Quốc lộ 6.
Xác định xây dựng nông thôn mới phải gắn với phát triển kinh tế của huyện và các xã, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đề nghị huyện Chương Mỹ cần tiếp tục chú trọng đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ gắn với công nghệ chế biến, bảo quản nông sản, hàng hóa, kết nối với thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo vành đai xanh cho thành phố Hà Nội.
Đặc biệt, cần triển khai thực hiện các chương trình, dự án phát triển sản xuất nông nghiệp; đẩy nhanh việc mở rộng Khu công nghiệp Phú Nghĩa, phát triển các cụm công nghiệp theo quy hoạch đã được phê duyệt.
Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến cũng lưu ý huyện cần tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ, tâm huyết, năng động, sáng tạo, vì sự nghiệp chung; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Tập trung chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; nâng cao chất lượng công tác vệ sinh môi trường khu vực nông thôn theo hướng “sáng - xanh - sạch - đẹp”.
-
Hà Nội kiên trì tuyên truyền thực hiện "Đã uống rượu, bia - không lái xe" dịp Tết Ất Tỵ -
Báo chí góp phần đưa Đồng Tháp vươn mình trong giai đoạn mới -
Bộ Kế hoạch và Đầu tư trao tặng 7.400 cây gậy trắng cho Hội Người mù Việt Nam -
PVOIL đưa hơn 1.100 sinh viên về quê đón tết -
Kết quả Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2024-2025: Hà Nội đứng đầu với 200 học sinh đạt giải -
Hà Nội tăng 21 bậc trên bảng xếp hạng bảo vệ môi trường quốc gia -
Hai "Chuyến tàu Xuân" vào đêm giao thừa Ất Tỵ 2025
-
1 Chấp nhận kết quả nghiệm thu Bến số 5, 6 cảng Lạch Huyện trị giá 8.951 tỷ đồng -
2 Tăng trưởng kinh tế 2025 có ẩn số nằm ở xuất khẩu -
3 Kích hoạt thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư -
4 Chính sách kinh tế của ông Donald Trump sẽ ảnh hướng tới kinh tế vĩ mô của Việt Nam ra sao? -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/1
- Năm 2024, Nhựa Tiền Phong đạt doanh thu 5.530 tỷ đồng
- Đáp ứng mọi nhu cầu một điểm chạm, mô hình hệ sinh thái tạo giá trị khác biệt
- Thay đổi giấy phép kinh doanh nhanh chóng, đúng luật với Kế toán Apolo
- Concentrix Việt Nam vinh dự nhận Giải thưởng Doanh nghiệp Xuất sắc tại APEA 2024
- SeABank ra mắt Định vị giá trị mới dành cho khách hàng SeAPremium và tổ chức giải golf kết nối cộng đồng tinh hoa
- Techcombank đạt lợi nhuận trước thuế hơn 27,5 nghìn tỷ, tăng 20,3% so với cùng kỳ