
-
Sabeco sẽ tăng cổ tức lên 50%, đặt mục tiêu lợi nhuận 4.835 tỷ đồng
-
Có 8 cổ đông nắm giữ gần 32% vốn MSB
-
VN-Index giữa cú sốc thuế quan: Thời điểm kiểm chứng bản lĩnh đầu tư
-
Cục Thuế thông tin về thời điểm hoàn thuế cho Samsung
-
VN-Index giảm 82,28 điểm sáng 3/4: Cẩn trọng, tránh hoảng loạn; dài hạn còn chờ đàm phán -
Cổ phiếu HNG được giao dịch nhiều nhất trên UPCoM trong 5 tháng liên tiếp
![]() |
100% cổ phần IPO của Thăng Long GTC đã được đấu giá thành công với giá đấu bình quân là 10.724 đồng/cổ phần. Ảnh: Thanh Huyền |
Như Báo Đầu tư Online – Baodautu.vn đã đưa tin trước đó, đã có 2 tổ chức và 16 nhà đầu tư đăng ký mua tổng khối lượng là 102.502.100 cổ phần, gấp 3 lần số cổ phần được đem ra đấu giá là 33.882.300 cổ phần. Trong đó, 2 tổ chức đăng ký mua 67.764.600 cổ phần, nhà đầu tư cá nhân đăng ký mua tổng cộng 34.737.500 cổ phần.
Tại phiên IPO, đã có 1 nhà đầu tư đặt mua 1.000 cổ phần với giá đấu cao nhất là 31.000 đồng/cổ phần. Trong khi đó, mức giá đấu thành công thấp nhất là 10.700 đồng/cổ phần. Tại mức giá chào bán 10.600 đồng/cổ phần, số lượng đăng ký mua là 67.764.600 cổ phần, bằng đúng số cổ phần mà 2 nhà đầu tư tổ chức đặt mua. Nhiều khả năng, các giao dịch thành công tại phiên IPO hôm nay đều thuộc về các nhà đầu tư cá nhân.
Kết quả, toàn bộ 33.882.300 cổ phần đã được đấu giá thành công với mức giá trung bình là 10.724 đồng/cổ phần. Thăng Long GTC sẽ thu về 363,34 tỷ đồng từ phiên đấu giá. Mức giá này sẽ được sử dụng làm tham chiếu cho giá thỏa thuận bán 33.156.000 cổ phần (tương đương 27% vốn điều lệ) cho đối tác chiến lược là Công ty TNHH Thung Lũng Vua.
Kết quả này khá thấp so với nhận định của Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC). Theo BVSC, kết quả định giá theo phương pháp tài sản cho ra giá trị phần vốn chủ sở hữu của Thăng Long GTC vào khoảng 3.545 tỷ đồng, tương đương giá trị mỗi cổ phần 28.866 đồng/cổ phần.
Phiên IPO của Thăng Long GTC được giới đầu tư tài chính rất quan tâm, bởi Thăng Long GTC đang sở hữu quyền sử dụng tại nhiều mảnh đất ở vị trí đắc địa và nắm cổ phần lớn tại những thương hiệu lớn qua phần vốn góp từ quyền sử dụng đất như Pan Horizon Hotel (157 Xuân Thủy, Cầu Giấy), InterContinental Hanoi Westlake (1A Nghi Tàm, Tây Hồ), siêu thị Big C Thăng Long (Trần Duy Hưng, Cầu Giấy), Hilton Hanoi Opera Hotel (1 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm).
Ngoài 4 dự án trên, đáng chú ý là phần góp vốn bằng quyền sử dụng 40.000 m2 đất tại dự án Times Square Hanoi và quyền sử dụng 12.066 m2 đất tại dự án Khu phức hợp Giảng Võ.
Theo phương án cổ phần hóa, UBND TP. Hà Nội đã cho phép Thăng Long GTC đưa tài sản trên đất và các khoản đầu tư tài chính dài hạn tính vào giá trị doanh nghiệp để thực hiện cổ phần hóa.
Thăng Long GTC cũng nắm quyền sử dụng đất tại nhiều khu đất có vị trí đẹp, thời gian thuê dài hạn nhưng không được tính vào giá trị doanh nghiệp như 27 Quốc Tử Giám (kinh doanh Khách sạn Eastin Easy GTC tiêu chuẩn 3 sao); 94 Lý Thường Kiệt (cho VinaCapital thuê 20 năm để kinh doanh Khách sạn Mercure tiêu chuẩn 3 sao) và 4.003 m2 đất tại Lô E (ô C4) Xuân Đỉnh.

-
Cục Thuế thông tin về thời điểm hoàn thuế cho Samsung -
Vận hành KRX là điểm quan trọng hướng tới nâng hạng thị trường trong năm 2025 -
Hà Nội thu ngân sách nhà nước quý I đạt gần 50% dự toán năm 2025 -
VN-Index giảm 82,28 điểm sáng 3/4: Cẩn trọng, tránh hoảng loạn; dài hạn còn chờ đàm phán -
Thuế quan đối ứng: 46 và 90% -
Cổ phiếu HNG được giao dịch nhiều nhất trên UPCoM trong 5 tháng liên tiếp -
Hé lộ kế hoạch phá kỷ lục của công ty chứng khoán
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort