
-
MobiFone vận hành thông suốt hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính
-
Vietnam Post bố trí 8.000 nhân viên hỗ trợ giải quyết thủ tục hành chính tại xã, phường
-
Huawei cùng các đối tác khám phá các cơ hội tăng trưởng mới
-
Việt Nam lần đầu có sàn giao dịch khoa học và công nghệ
-
MobiFone đảm bảo vận hành thông suốt hệ thống công nghệ phục vụ người dân Hà Nội -
VNPT “giữ cửa - canh dữ liệu" phục vụ mô hình chính quyền 2 cấp từ 1/7/2025
Chuyển tiền trái phép qua ứng dụng thanh toán trực tuyến
Mối lo ngại về việc các dịch vụ ví điện tử AliPay (Tập đoàn Alibaba, Trung Quốc), WeChat Pay (Tập đoàn Tencent, Trung Quốc ) có thể chiếm lĩnh thị trường thanh toán di động Việt Nam, đánh bạt ngân hàng, fintech… mà Báo Đầu tư đã cảnh báo trong nhiều bài báo thời gian qua đã hiện hữu. Hai ứng dụng này đang âm thầm thâu tóm nhiều trung gian thanh toán, mở rộng thị trường, gia tăng kiểm soát thị phần.
![]() |
. |
Ngoài con đường hợp tác chính thức, cơ quan quản lý nhà nước vừa phát hiện AliPay, Wechat Pay cho phép du khách Trung Quốc tới Việt Nam thanh toán xuyên biên giới trái phép.
Mới đây, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Quảng Ninh phát hiện một cửa hàng tại địa phương chuyển trái phép hơn 200.000 Nhân dân tệ (khoảng 700 triệu đồng) về Trung Quốc mà không thông qua ngân hàng trung gian của Việt Nam. Trong vụ việc này, khách du lịch Trung Quốc sang Việt Nam đã mua hàng bằng thẻ nội địa Trung Quốc hoặc ứng dụng ví điện tử QR code AliPay, WeChat Pay, chứ không phải thẻ thanh toán quốc tế.
Điều đáng nói là, các máy POS được sử dụng để thanh toán đều do một số ngân hàng Trung Quốc phát hành, nhưng được “đặt chui” tại Việt Nam, kết nối Internet trực tiếp với AliPay, WeChat Pay và các ngân hàng/tổ chức thanh toán khác của Trung Quốc.
Với công nghệ hiện nay, khách Trung Quốc thậm chí không cần quẹt thẻ ở máy POS, mà chỉ cần sử dụng các ứng dụng AliPay, WeChat Pay để thanh toán tại chỗ. Chủ cửa hàng chỉ cần nhờ người đứng tên mở tài khoản tại Trung Quốc là có thể nhận tiền hoặc chuyển tiền lậu từ Việt Nam sang Trung Quốc và ngược lại.
Tất nhiên, các giao dịch này không thông qua hệ thống Cổng Thanh toán quốc gia hay các ngân hàng và trung gian thanh toán của Việt Nam. Cơ quan quản lý Việt Nam cũng không thể có được dữ liệu về quy mô giao dịch, số lượt hay tần suất giao dịch.
Thất thu lớn
Không chỉ riêng Quảng Ninh mà tại nhiều địa phương khác như Nha Trang (Khánh Hòa), Đà Nẵng, rất nhiều cửa hàng kinh doanh nhỏ, khách sạn tư nhân… đều đã treo biển chấp nhận thanh toán bằng AliPay hay WeChat Pay. Đây là hình thức “phổ cập” AliPay và WeChat Pay một cách không chính thức.
Còn qua con đường chính thức, từ cuối năm 2017, lần lượt AliPay và WeChat Pay đều đã công bố việc bắt tay với các đối tác trong nước để triển khai dịch vụ tại Việt Nam.
Tháng 11/2017, Tập đoàn Alibaba của tỷ phú Jack Ma đã ký kết hợp đồng hợp tác với Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS), đơn vị duy nhất được Ngân hàng Nhà nước cấp phép cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính và dịch vụ bù trừ điện tử tại Việt Nam. Theo thỏa thuận này, ngoài việc thanh toán bằng thẻ UnionPay, khách du lịch Trung Quốc có thể chi tiêu, mua sắm qua ứng dụng thanh toán AliPay tại các đơn vị bán hàng của Việt Nam.
Ngay sau đó, ví điện tử VIMO của Công ty cổ phần Công nghệ Vi Mô tuyên bố đã trở thành đơn vị trung gian thanh toán đầu tiên cho phép du khách Trung Quốc sử dụng ví điện tử WeChat Pay thanh toán bằng đồng Việt Nam tại các cửa hàng chấp nhận VIMO khi đến du lịch tại Việt Nam.
Đại diện AliPay và WeChat Pay đều “hứa hẹn”, việc họ đi theo khách du lịch Trung Quốc vào Việt Nam sẽ kích cầu chi tiêu của khách du lịch nước này, giúp Việt Nam tăng doanh thu từ khách du lịch Trung Quốc.
Tuy nhiên, đại diện nhiều công ty du lịch lữ hành cho biết, thực tế không diễn ra “màu hồng” như vậy. Hiện rất nhiều tour du lịch Trung Quốc sang Việt Nam là tour 0 đồng. Chi phí ăn, ở được cắt giảm tối thiểu, khách du lịch bị ép phải vào tham quan, mua sắm ở các điểm mua sắm do tour chỉ định.
“Các điểm mua sắm này thường là do người Trung Quốc sang Việt Nam mở và móc nối trước với tour, nên du khách có tăng chi tiêu thì doanh thu cũng không đổ vào túi của các doanh nghiệp Việt”, ông Trần Anh Tuấn, Giám đốc Công ty lữ hành du lịch Tuấn Anh nói.
Giờ đây, với việc các cửa hàng, điểm mua sắm phục vụ khách Trung Quốc lén lút thanh toán bằng Nhân dân tệ thông qua AliPay, Wechat Pay, doanh thu thậm chí còn được chuyển thẳng về Trung Quốc, vừa trốn được thuế, vừa không bị các lực lượng chức năng của Việt Nam kiểm soát.
Đe dọa an ninh tiền tệ
Các chuyên gia cảnh báo, hoạt động thanh toán chui này đang khá phổ biến và ảnh hưởng lớn đến an ninh tiền tệ quốc gia. Đây là hình thức xuất khẩu tại chỗ, nhưng không thu được tiền về Việt Nam.
Theo luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLAW, hoạt động thanh toán chui này vi phạm quy định về quản lý ngoại hối của Nhà nước do đồng tiền niêm yết, giao dịch và thanh toán đều bằng ngoại tệ. Mặt khác, hành vi này còn gây thất thoát thuế do các giao dịch hoàn toàn xử lý tại nước ngoài.
Ngày 17/5/2018, thông tin từ UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, lực lượng liên ngành địa phương đang điều tra việc chuyển tiền trái phép về Trung Quốc của các cửa hàng tại TP. Hạ Long, Móng Cái chuyên phục vụ khách Trung Quốc.
Theo ông Hồ Quang Huy, Phó chủ tịch UBND TP. Hạ Long, địa phương này sẽ yêu cầu các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra và đề nghị các cửa hàng dán cảnh báo với khách hàng không thanh toán trái phép bằng máy POS.
Câu hỏi đặt ra là, tại Việt Nam hiện còn bao nhiêu máy POS và điểm chấp nhận thanh toán AliPay/WeChat Pay trái phép? Rõ ràng, việc hỗ trợ các ví điện tử Trung Quốc “đi theo” du khách Trung Quốc chưa mang lại hiệu quả, không những thế còn có thể khiến cho các ví điện tử, các cổng trung gian thanh toán nội địa bị mất thị trường tiềm năng hay thất thu một khoản không nhỏ.
Có thể thấy, việc AliPay và WeChat Pay dung túng, tiếp tay cho các hoạt động thanh toán xuyên biên giới trái phép, nếu không có những giải pháp xử lý tận gốc vấn đề, sẽ phát sinh nhiều hệ luỵ nguy hiểm cho doanh nghiệp Việt Nam và nền kinh tế.

-
MobiFone đảm bảo vận hành thông suốt hệ thống công nghệ phục vụ người dân Hà Nội -
VNPT “giữ cửa - canh dữ liệu" phục vụ mô hình chính quyền 2 cấp từ 1/7/2025 -
Đăng ký gói cước, nhận ngay voucher: Ưu đãi kép dành riêng cho thuê bao MobiFone -
“Vòi bạch tuộc” sim rác, cuộc gọi rác vẫn hoành hành -
Sẽ có gần 70.000 trạm BTS 5G, phủ sóng tới 90% dân số Việt Nam -
MobiFone triển khai hệ thống giải quyết thủ tục hành chính cho tỉnh Thái Nguyên -
Tạo nền móng hợp tác công - tư trong khoa học công nghệ
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới