
-
Trái phiếu chính phủ "đắt hàng" trở lại
-
Điểm danh 5 nhóm ngành dự báo lãi tốt trong quý I/2025
-
Sabeco sẽ tăng cổ tức lên 50%, đặt mục tiêu lợi nhuận 4.835 tỷ đồng
-
Có 8 cổ đông nắm giữ gần 32% vốn MSB
-
VN-Index giữa cú sốc thuế quan: Thời điểm kiểm chứng bản lĩnh đầu tư -
Cục Thuế thông tin về thời điểm hoàn thuế cho Samsung
![]() |
Ảnh minh họa (Internet) |
Nhóm chứng khoán đa phần chưa khởi sắc
Trước thềm cuộc họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) một ngày, báo cáo kết quả kinh doanh quý I/2023 đã được Công ty Chứng khoán BIDV (BSC) công bố với mức tăng trưởng lợi nhuận đạt 17%.
BSC đề ra kế hoạch kinh doanh năm 2023 đầy tham vọng với lãi trước thuế 565 tỷ đồng, gấp 3,8 lần năm 2022 và cũng là mức cao nhất trong lịch sử hoạt động. Với 121,5 tỷ đồng thu về trong quý I/2023, BSC đã hoàn thành 22% mục tiêu lợi nhuận đề ra.
Tuy nhiên, nếu bóc tách kỹ nguồn thu của BSC, có thể thấy, nghiệp vụ môi giới (mảng đóng góp tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh thu nhiều năm nay) sụt giảm một nửa so với cùng kỳ. BSC báo lãi tăng phần lớn nhờ tăng cho vay margin và thu lãi nhiều hơn từ các tài sản tài chính.
BSC là một trong những công ty chứng khoán đầu tiên chính thức công bố báo cáo tài chính và có lẽ cũng nằm trong số ít công ty chứng khoán ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận dương.
Theo thông tin tại các cuộc họp ĐHĐCĐ, số liệu ước tính của nhiều đơn vị cùng ngành đều cho thấy kết quả đi lùi ở cả tổng doanh thu và lợi nhuận.
Sau năm 2022 chỉ hoàn thành gần 70% chỉ tiêu lợi nhuận, Công ty Chứng khoán Vietcap (VCSC) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2023 là 1.000 tỷ đồng, giảm 5,6% so với năm trước. Tuy nhiên, Tổng giám đốc VCSC cho biết, Công ty mới lãi chưa đến 100 tỷ đồng sau 3 tháng và khả năng hoàn thành kế hoạch là rất “mong manh”.
Tương tự, lãnh đạo Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) ước tính, lợi nhuận trước thuế quý I/2023 của VDSC giảm 40%, đạt khoảng 78 tỷ đồng. Một số công ty chứng khoán khác như KIS Việt Nam, NH Việt Nam cũng ghi nhận mức sụt giảm lợi nhuận khoảng 40%. Công ty Chứng khoán Alpha thậm chí lỗ hơn 5,3 tỷ đồng.
Thông tin tích cực đến từ sự hỗ trợ quyết liệt của Chính phủ và các bộ, ngành nhằm gỡ khó cho doanh nghiệp, hỗ trợ phục hồi kinh tế đã giúp thị trường chứng khoán trong nước có chuỗi phiên hồi phục dài nhất kể từ tháng 8/2021. Dù vậy, thanh khoản thị trường cổ phiếu giao dịch vẫn trầm lắng trong quý I/2023. Giá trị giao dịch bình quân phiên chỉ đạt khoảng 11.300 tỷ đồng/phiên, giảm quá nửa so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, yếu tố này tác động trực tiếp tới 2 nghiệp vụ kinh doanh chính của nhiều công ty chứng khoán (môi giới và cho vay margin).
Doanh nghiệp sản xuất gặp khó vì cầu tiêu thụ
Trong khi nhóm các công ty chứng khoán chịu tác động trực diện từ giao dịch trên thị trường, hàng loạt doanh nghiệp sản xuất, thương mại cũng công bố kết quả kinh doanh giảm sâu do nhu cầu tiêu thụ giảm mạnh, kéo lùi doanh số bán hàng.
Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp quý I /2023 ước giảm 0,82% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 0,37%, làm giảm 0,1 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế. IIP - chỉ số đánh giá tốc độ phát triển sản xuất ngành công nghiệp quý vừa qua ước giảm 2,2% so với cùng kỳ (quý I/2022 đạt tăng trưởng 6,8%).
Doanh thu của Vicostone trong quý đầu năm giảm 39%. Trước đó, quy mô doanh thu của doanh nghiệp sản xuất đá thạch anh nhân tạo này cũng đã thu hẹp 20% trong năm 2022. Song, kết quả đạt được vẫn còn là may mắn khi nhìn sang đối thủ cũng như tình hình chung của thị trường thế giới. Đáng nói, Vicostone không chỉ là doanh nghiệp xuất khẩu đứng đầu ngành tại Việt Nam, mà còn đứng trong top 3 thương hiệu trên toàn cầu.
Công ty cổ phần Thép VICASA - VNSTEEL giảm 40% lãi ròng so với cùng kỳ năm 2022, dù biên lợi nhuận gộp đã hồi phục đáng kể so với cùng kỳ và các quý trước.
Kết quả kinh doanh của “vua thép” Hòa Phát vẫn chưa được công bố, nhưng theo tiết lộ tại cuộc họp cổ đông, tình hình tháng 3 đã khả quan hơn nhờ giá thép tăng, còn lợi nhuận 2 tháng đầu năm 2023 là con số âm.
Phụ trách chuỗi Thế giới Di động và Điện máy Xanh, ông Đoàn Văn Hiểu Em cho biết, thị trường điện thoại, điện máy ở trong nước và thế giới đều đang khó khăn. Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 của Thế giới Di động tổ chức đầu tháng 4, ông Hiểu Em nhận định, tình hình kinh doanh trong vài quý tới sẽ tiếp tục khó khăn. Tuy nhiên, nhu cầu mua sắm sẽ tăng lên, thị trường có thể khôi phục ở nửa cuối năm 2023.

-
Có 8 cổ đông nắm giữ gần 32% vốn MSB -
VN-Index giữa cú sốc thuế quan: Thời điểm kiểm chứng bản lĩnh đầu tư -
Cục Thuế thông tin về thời điểm hoàn thuế cho Samsung -
Vận hành KRX là điểm quan trọng hướng tới nâng hạng thị trường trong năm 2025 -
Hà Nội thu ngân sách nhà nước quý I đạt gần 50% dự toán năm 2025 -
VN-Index giảm 82,28 điểm sáng 3/4: Cẩn trọng, tránh hoảng loạn; dài hạn còn chờ đàm phán -
Thuế quan đối ứng: 46 và 90%
-
1 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng
-
2 Sân bay Gia Bình sẽ có công suất lên tới 5 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021-2030
-
3 Ba kịch bản của ngành bất động sản Việt Nam khi Mỹ áp thuế 46%
-
4 Triệu tập kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV: Sửa Hiến pháp và 13 luật để tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/4
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort