
-
"Cú đấm thép" thuế quan của ông Trump có hiệu lực, thế giới lún sâu vào thương chiến
-
Tài sản của Elon Musk "bốc hơi" gần 135 tỷ USD từ đầu năm
-
Chính sách thuế quan mới của Mỹ và phản ứng của một số nước
-
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới
-
Vượt qua Bernard Arnault, Elon Musk lấy lại ngôi vị người giàu nhất thế giới -
Giá vàng thế giới vượt mốc 3.110 USD/ounce
![]() |
Trước Yum China, những tập đoàn công nghệ lớn của Trung Quốc như Alibaba, JD.com, NetEase đã niêm yết thành công tại Hong Kong. Ảnh chụp màn hình website Yum China: ĐT |
Reuters dẫn nguồn tin dấu tên cho biết giá cổ phiếu Yum China niêm yết tại thị trường Hong Kong dự kiến là 412 đô la Hong Kong/cổ phiếu. Yum China đang vận hành chuỗi nhà hàng thương hiệu KFC, Taco Bell và Pizza Hut tại Trung Quốc. Trước đó, công ty này tuyên bố sẽ bán ra 41,91 triệu cổ phiếu khi chào sàn chứng khoán Hong Kong với giá thấp hơn 4,8% so với giá đóng cửa 55,92 USD/cổ phiếu trong phiên giao dịch 3/9 ở Mỹ.
Việc Yum China dự định niêm yết trên sàn Hong Kong vào ngày 10/9 cho thấy niềm tin của họ vào nền kinh tế Trung Quốc đang hồi phục sau dịch Covid-19. Thời điểm dịch bùng phát mạnh trong tháng 2, Yum China buộc phải đóng cửa hơn 1/3 số cửa hàng, nhưng trong cáo bạch niêm yết thì hầu hết các nhà hàng của họ đều mở cửa trở lại từ cuối tháng 7, dù doanh thu và lợi nhuận không đồng đều.
Thương vụ chào sàn Hong Kong do Tập đoàn tài chính đa quốc gia Goldman Sachs hỗ trợ, sẽ ghi danh Yum China vào danh sách các công ty Trung Quốc vừa niêm yết tại New York, vừa huy động vốn từ Hong Kong, theo chân những tên tuổi lớn như Alibaba, JD.com và NetEase.
Quy mô thương vụ này có thể lên tới 2,9 tỷ USD nếu các nhà bảo lãnh phát hành thực hiện quyền bán thêm 15% cổ phiếu Yum China. Theo Tạp chí Phố Wall, Yum China dự kiến dùng số tiền huy động từ thị trường Hong Kong vào mở rộng mạng lưới nhà hàng, đầu tư vào số hóa và “đại tu” chuỗi cung ứng.
Cổ phiếu của Yum China tăng vọt kể từ khi "gã khổng lồ" Yum Brands (Mỹ) tách Yum China thành công ty niêm yết độc lập vào cuối năm 2016. Cổ phiếu của Yum China tăng vọt 18% kể từ đầu năm đến nay, trội hơn hẳn cố phiếu Yum Brands và McDonald’s.
Tuy nhiên, doanh thu của Yum China trong quý II/2020 chỉ đạt 1,9 tỷ USD, giảm 11% so với cùng kỳ năm trước, còn lợi nhuận ròng quý II “bốc hơi” 26% còn 132 triệu USD. Nguyên nhân khiến 2 chỉ số này giảm sâu là do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, theo báo cáo của Yum China công bố hồi tháng 7.
Trước Yum China vài tháng, Tập đoàn công nghệ Trung Quốc JD.com cũng huy động thành công 4,4 tỷ USD từ thị trường Hong Kong sau khi thực hiện quyền tùy chọn phân bổ vượt mức, còn Công ty công nghệ internet NetEase (Trung Quốc) cũng gom được 3,1 tỷ USD khi hai doanh nghiệp này niêm yết lần thứ 2 tại Hong Kong.
Theo số liệu của Refinitiv, từ đầu năm đến nay, vốn huy động tại thị trường Hong Kong, kể cả từ hình thức chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) và niêm yết lần thứ 2, đạt 20,34 tỷ USD, gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.

-
Mỹ áp thuế đối ứng toàn cầu, giá dầu thô xuống mức thấp nhất trong 4 năm -
"Cú đấm thép" thuế quan của ông Trump có hiệu lực, thế giới lún sâu vào thương chiến -
Tổng thống Trump lên lịch đàm phán thuế quan, nhưng kiên quyết áp thuế 104% lên Trung Quốc -
Mỹ bắt đầu áp thuế 104% với hàng hoá Trung Quốc từ ngày 9/4 -
Quan chức Fed: Các mức thuế mới có thể khiến áp lực lạm phát quay trở lại -
Tài sản của Elon Musk "bốc hơi" gần 135 tỷ USD từ đầu năm -
Tổng thống Trump đe dọa tăng thuế quan đối với Trung Quốc
-
Vinmec được vinh danh là Hệ thống y tế của năm
-
Cà Mau dẫn đầu bảng xếp hạng đánh giá thực hiện hiệu quả các FTA
-
FTA Index là động lực thúc đẩy địa phương tối ưu hóa cơ hội từ các FTA
-
Năm thứ 2 liên tiếp VPBank NEOBiz được vinh danh là Ứng dụng Ngân hàng tốt nhất
-
Uuviet Solutions và dự án 18.000 tỷ đồng: Bước tiến mạnh mẽ tại thị trường Hà Nội.
-
Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm Giải pháp HVAC cho Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội