
-
Biển người đổ về trung tâm TP.HCM chờ xem pháo hoa mừng lễ 30/4
-
Lan tỏa bình đẳng giới từ phụ nữ dân tộc thiểu số Thủ đô
-
[Ảnh] TP.HCM rực rỡ sắc màu, người dân hân hoan chào mừng ngày 30/4
-
Hà Nội không phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản trong các dự án nông thôn mới
-
TP.HCM trưng bày hơn 200 tư liệu quý tại triển lãm “Non sông liền một dải” -
Trung tâm TP.HCM chật kín người dân xem hợp luyện diễu binh
Bà Lê Thị Mai Trinh, Phó chủ tịch UBND TP. Cao Lãnh cho biết: Lễ Giỗ ông, bà Đỗ Công Tường lần thứ 203 được tổ chức thường niên, là hoạt động có ý nghĩa của người dân Cao Lãnh, Đồng Tháp nhằm tưởng nhớ công đức, tấm lòng nhân ái của ông, bà Đỗ Công Tường đối với nhân dân và vùng đất Cao Lãnh.
Đồng thời tuyên truyền, giáo dục và tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong và ngoài tỉnh đến cúng viếng, tỏ lòng tôn kính, ghi nhớ công ơn về tấm gương đạo đức của Ông, Bà đã khai khẩn đất hoang và cưu mang giúp đỡ người dân. Thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao đặc trưng và kết nối du lịch góp phần quảng bá hình ảnh TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đến với du khách trong và ngoài tỉnh.
![]() |
Đến với lễ giỗ ông bà Đỗ Công Tường, người dân và du khách không chỉ được ngược dòng về với lịch sử nhân văn, mà còn hòa mình vào không khí lễ hội rộn ràng, nhiều màu sắc với chuỗi hoạt động được luân phiên tổ chức trong 4 ngày, với các hoạt động đặc trưng xuyên suốt của Lễ hội.
Hoạt động bao gồm: Không gian Văn hóa Góc quê (trước cổng Đền thờ ông, bà Đỗ Công Tường); Không gian Làng Hòa An xưa - Góc phố Hội An, biểu diễn trải nghiệm làng nghề, nghề thủ công mỹ nghệ; Triển lãm ảnh các thành tựu nổi bật 40 năm tái lập thị xã Cao Lãnh; Ngày hội đặc sản Đất Sen Hồng kết hợp với các hoạt động: hội thao các môn thể thao dân tộc, Chương trình nghệ thuật tổng hợp, Thể dục dưỡng sinh, Hội diễn Lân - Sư - Rồng và các Hội thi: Các món ăn chế biến từ Xoài và bánh dân gian, Hội thi giới thiệu sách và Hội thi Cờ tướng, cờ thế… góp phần tạo ấn tượng đẹp về quảng bá hình ảnh, con người và phát triển du lịch TP. Cao Lãnh, Đồng Tháp đến với người dân và du khách.
Ban tổ chức cũng yêu cầu kế hoạch, nội dung và hình thức Lễ giỗ phải đảm bảo trang trọng, an toàn trật tự, tiết kiệm và phát huy truyền thống văn hóa - lịch sử. Đồng thời, đảm bảo các quy định, điều kiện về an toàn phòng chống dịch bệnh.
![]() |
Theo tài liệu ghi chép, năm Canh Thìn (1820), xảy ra bệnh dịch tả trong vùng khiến nhiều người chết. Ông, bà đặt bàn hương án khấn nguyện, xin chết thay cho dân chúng và cầu cho dịch bệnh mau chấm dứt. Sau đó, ông bà chay lạt, khổ hạnh từ ngày mùng 6 đến 9/6 thì bà lâm bệnh và mất, ngày mùng 10/6 ông cũng bệnh qua đời, dịch bệnh cũng sớm chấm dứt.
Nhớ ơn ông, bà, dân làng lập miếu phụng thờ. Tên Câu Lãnh được gọi trại thành Cao Lãnh, ngày nay là tên chợ, tên một thành phố và một huyện của tỉnh Đồng Tháp.
Ngày 8/7/2019, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có Quyết định xếp hạng mộ và Đền thờ ông, bà Đỗ Công Tường là Di tích lịch sử -văn hóa quốc gia.

-
Hà Nội không phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản trong các dự án nông thôn mới -
Quảng Ninh kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Vùng mỏ -
TP.HCM trưng bày hơn 200 tư liệu quý tại triển lãm “Non sông liền một dải” -
Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử: Đỉnh cao thắng lợi của chiến tranh cách mạng Việt Nam -
Trung tâm TP.HCM chật kín người dân xem hợp luyện diễu binh -
Phim lịch sử Việt Nam ăn khách nhất năm 2025 tung bản đặc biệt mừng đại lễ 30/4 -
TP.HCM công bố 50 tác phẩm văn học - nghệ thuật tiêu biểu
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
Vedan Việt Nam đón nhận giải Rồng Vàng 2025
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô