
-
Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi: “Bệ phóng” để tăng tốc thu hút đầu tư, phát triển
-
Đà Nẵng: Dự án đường ĐT 601 chuẩn bị hoàn thiện nền đường đoạn còn lại
-
Đà Nẵng: Dự án Đường vành đai phía Tây 2 dự kiến được phân kỳ đầu tư
-
Hạ tầng giao thông Đắk Lắk: "Đường lớn đã mở"
-
Thanh Hóa đầu tư dự án đường dây 550kV tại huyện Thiệu Hóa -
Quy hoạch bảo quản, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt An toàn khu (ATK) Chợ Đồn
![]() |
TP. Cao Lãnh phấn đấu đến năm 2030 sẽ trở thành đô thị loại I |
Kiên định thực hiện mục tiêu kép
Năm 2021, tuy gặp nhiều khó khăn do Covid-19, nhưng Cao Lãnh vẫn đạt và vượt 13/13 chỉ tiêu kinh tế - xã hội. Thành phố đã tập trung huy động các nguồn lực, đề ra giải pháp ứng phó linh hoạt theo diễn biến dịch bệnh, kềm chế và kiểm soát, thích ứng an toàn, hiệu quả, giảm thấp nhất nguy cơ chuyển nặng và tử vong các ca F0 trên địa bàn…
Hiện Cao Lãnh tiếp tục kiên định thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế”, từng bước thích ứng, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thành phố tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, xúc tiến đầu tư trong tình hình mới, dựa trên nguyên tắc “sản xuất phải an toàn, an toàn để sản xuất”, đồng thời tiếp tục thực hiện phương châm mà Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp đề ra là: “Nới lỏng đến đâu thì quản lý, kiểm soát chặt chẽ đến đó”…
Hiện gần 800 doanh nghiệp, hợp tác xã, 21 chợ truyền thống và 12.674 hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn Thành phố đã trở lại hoạt động bình thường. Thành phố tiếp tục rà soát để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn; hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh từng bước khôi phục hoạt động, giải quyết việc làm cho người lao động, tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng hàng hóa phục vụ nhân dân, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán.
Nhiều chương trình phục hồi sản xuất trên lĩnh vực công nghiệp được Thành phố triển khai quyết liệt, như: hỗ trợ, ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến; phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu (với 28 sản phẩm đạt chuẩn cấp Thành phố); hỗ trợ tư vấn, trợ giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn và công tác tư vấn công nghiệp, tiết kiệm năng lượng.
Riêng Chương trình Phát triển cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, đến nay, Thành phố đã phối hợp thực hiện thủ tục đề nghị bổ sung Cụm công nghiệp Quảng Khánh và Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp kết hợp khu khởi nghiệp TP. Cao Lãnh vào Quy hoạch Phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021 - 2025 và giải ngân vốn đầu tư công đạt 96%.
Đồng thời, Cao Lãnh thiết lập môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thuận lợi; công tác chỉnh trang đô thị, bảo vệ môi trường được thực hiện tốt.
Phấn đấu lên đô thị loại I vào năm 2030
Theo định hướng của tỉnh Đồng Tháp, phấn đấu đến năm 2030, Cao Lãnh sẽ lên đô thị loại I. Để thực hiện được mục tiêu này, Thành phố sẽ tận dụng cơ hội, tranh thủ các nguồn lực từ Trung ương, bám sát Chương trình hành động và chỉ đạo của UBND tỉnh.
Cụ thể, tiếp tục công tác lập kế hoạch xây dựng Chương trình Phát triển đô thị Cao Lãnh đến năm 2030 để đạt tiêu chí đô thị loại I; triển khai các dự án đầu tư xây dựng phát triển đô thị và các cơ sở kinh tế - xã hội; đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối thuộc lĩnh vực giao thông, cấp nước, cấp điện và thoát nước thải. Đặc biệt, tiếp tục quản lý, giám sát chặt chẽ đầu tư công theo đúng quy định của pháp luật, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giải ngân kịp thời các nguồn vốn theo kế hoạch.
Cùng với đó, Thành phố sẽ tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, đánh giá việc quản lý và sử dụng vốn của các dự án đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước, bảo đảm các dự án đầu tư phải theo quy hoạch, kế hoạch và phát huy hiệu quả; kiên quyết phòng chống tham nhũng, lãng phí trong đầu tư xây dựng; xử lý nghiêm các vi phạm.
Thành phố sẽ triển khai nhanh Đề án Phát triển sản xuất nông nghiệp đô thị đến năm 2030; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ gắn với liên kết sản xuất, xây dựng thương hiệu; khảo sát thu thập dữ liệu phát triển doanh nghiệp và thúc đẩy khởi nghiệp gắn với Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2025...
Bên cạnh đó, tăng cường quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên, khoáng sản và bảo vệ môi trường; triển khai các dự án đầu tư xây dựng phát triển đô thị đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị cân bằng, hài hòa, bảo tồn các giá trị bản sắc đặc trưng vốn có của Cao Lãnh.

-
Thanh Hóa đầu tư dự án đường dây 550kV tại huyện Thiệu Hóa -
Quy hoạch bảo quản, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt An toàn khu (ATK) Chợ Đồn -
Cần Thơ: Khan hiếm cát san lấp, cần sớm có nguồn bổ sung -
Đề xuất dùng vốn nhà nước vào Dự án Khôi phục đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt -
Hé lộ phương án đề xuất mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành -
Đà Nẵng: Dự án khu công nghệ sinh học giai đoạn 2 sẽ hoàn thành trong tháng 6/2024 -
Đồng Tháp thúc đẩy hợp tác đầu tư và thương mại với Nhật Bản
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 1/12
-
2 Bất động sản Việt Nam lọt "mắt xanh” của các nhà đầu tư châu Á
-
3 “Bà trùm” Trương Mỹ Lan phù phép rút ruột cả triệu tỷ đồng từ SCB - Bài 3: Tầng 39 bí ẩn và mật mã trên hồ sơ vay tiền
-
4 HoREA đề nghị loạt giải pháp gỡ khó, Hiệp hội ngân hàng khẳng định không cho vay bằng mọi giá
-
5 Cơ cấu lại nền kinh tế: Góc nhìn từ kỷ nguyên công nghệ - Bài 4: Cơ hội trở thành “con hổ mới”
-
Bảo hiểm PJICO được A.M Best xếp hạng năng lực tài chính “aaa.VN” cao nhất Việt Nam
-
Bia Saigon và sứ mệnh nâng tầm vị thế thương hiệu bia của người Việt
-
Epson ra mắt Trung tâm giải pháp văn phòng mới hiện thực hóa đầu tư bền vững
-
Bí Kíp Vàng – Tự hào 5 năm đồng hành cùng nông dân Việt Nam trên nền tảng số
-
AB InBev giữ vững sức hút Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
-
Generali duy trì đà tăng trưởng liên tục trong hoạt động kinh doanh