
-
Quảng Ngãi đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm
-
Bộ Kế hoạch và Đầu tư thúc chọn thầu xây nhà ga hành khách Sân bay Long Thành
-
Hậu Giang trao giấy chứng nhận đầu tư dự án thức ăn thủy sản vốn 23,6 triệu USD
-
Hà Giang đề xuất 9.800 tỷ đồng xây cao tốc; Đà Nẵng đầu tư 12 tỷ đồng xây dựng cơ sở dữ liệu
-
Hợp tác phát triển trên Hành lang kinh tế Đông - Tây -
Ba trụ cột cơ bản - động lực mới đưa Ninh Bình phát triển
Một đoạn tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đã sẵn sàng đưa vào khai thác |
Sau đúng 7 năm thi công, Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (Vidifi) - Chủ đầu tư Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đầu tư theo hình thức BOT dài 105,5 km, quy mô 6 làn xe, được thiết kế và xây dựng theo tiêu chuẩn cao nhất Việt Nam sắp được hưởng những thành quả đầu tiên.
Là công trình nhận được sự kỳ vọng lớn của Chính phủ và các nhà đầu tư bởi khi hoàn thành tuyến cao tốc này sẽ rút ngắn rất nhiều thời gian lưu thông (tính cho xe con) giữa các tỉnh phía bắc (Hà Nội đi Hải Phòng - Cảng Đình Vũ từ 2h xuống 53 phút; Hà Nội đi Hạ Long từ 3,5h xuống 1h10 phút) góp phần giảm tai nạn giao thông, giảm chi phí và thời gian vận chuyển.
Theo ghi nhận của phóng viên báo Đầu tư, cho đến chiều ngày 13/5, những mét thảm bê tông nhựa cuối cùng của đoạn tuyến dài 22,7km thuộc địa phận Tp. Hải Phòng (Từ nút giao với QL 10 đến nút giao với tỉnh lộ 353 - đường Phạm Văn Đồng đang được các nhà thầu khẩn trương hoàn thiện dưới sự giám sát chặt chẽ của tư vấn giám sát và cán bộ của chủ đầu tư.
Đây là lớp bê tông asphalt được áp dụng những công nghệ làm đường mới nhất của thế giới bao gồm 1 lớp bê tông nhựa mịn 5 cm sử dụng nhựa polimer và lớp tạo nhám nhằm đảm bảo tốc độ khai thác 120 km/h.
Vidifi cũng đang chỉ đạo các nhà thầu thi công các gói thầu phụ trợ sớm hoàn thiện đồng bộ hệ thống biển báo, thiết bị an toàn giao thông, điện chiếu sáng, trạm thu phí.. để có thể đón những dòng xe cơ giới đầu tiên chạy trên đoạn tuyến từ nửa cuối tháng 5/2015.
Lễ thông xe chính thức đoạn tuyến đầu tiên của Dự án sẽ được tiến hành vào khoảng đầu tháng 6/2015, lãnh đạo Vidifi cho biết.
Hiện tiến độ thực hiện lũy kế 11 gói thầu xây lắp chính đạt khoảng 90% khối lượng hợp đồng. Đây là cơ sở để chủ đầu tư hoàn thành chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ: trong tháng 5/2015 sẽ thông xe, đưa vào khai thác tạm và thu phí đoạn tuyến dài 22,7km thuộc địa phận TP Hải Phòng (Từ nút giao với QL 10 đến nút giao với tỉnh lộ 353 - đường Phạm Văn Đồng TP Hải Phòng); tháng 7/2015 đưa vào khai thác đoạn tuyến từ nút giao với đường Phạm Văn Đồng, Tp. Hải Phòng đến nút giao với QL 39 thuộc Tỉnh Hưng Yên; đến cuối năm 2015 đưa vào khai thác toàn tuyến.
Ông Chiến cũng cho biết là Thủ tướng Chính phủ cũng vừa chấp thuận một số cơ chế chính sách hỗ trợ cho chủ đầu tư để Dự án có tổng mức đầu tư vừa cập nhật năm 2014 là 45.487 tỷ đồng đảm bảo tính khả thi tài chính với thời gian hoàn vốn là 30 năm.
“Chúng tôi đang rốt ráo đàm phán việc chuyển nhượng 70% giá trị hợp đồng BOT với đối tác Ấn Độ thông qua việc thành lập công ty cổ phần quản lý, vận hành tuyến đường trong đó Vidifi sở hữu 30% vốn điều lệ. Toàn bộ phần vốn thu được sẽ được Vidifi đầu tư vào một dự án đường bộ cao tốc khác”, ông Chiến cho biết.
Được biết, chuẩn bị cho việc đưa đoạn tuyến đường khu vực Hải Phòng vào khai thác, chủ đầu tư đã tổ chức tuyển chọn, đào tạo nguồn nhân lực, thành lập các đơn vị quản lý vận hành, bảo trì và thu phí tuyến đường, đồng thời cũng đã làm việc với các cơ quan: Cục cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt (C67), cứu hộ y tế và các cơ quan, chính quyền địa phương có tuyến đường đi qua, thống nhất quy chế phối hợp thực hiện điều hành, kiểm soát giao thông trong quá trình khai thác; tổ chức trực cứu hộ, cứu nạn để đảm bảo an toàn cho các phương tiện giao thông trên đường cao tốc.
Để khuyến khích phương tiện lưu thông trên các đoạn tuyến của đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Vidifi đề xuất áp dụng mức thu phí tiêu chuẩn là 1.500 đồng/km/xe, tương tự với mức phí đang thu trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai, Bến Lức - Long Thành và Cầu Giẽ - Ninh Bình (đoạn bốn làn xe).
Từ năm 2016, Vidifi sẽ áp dụng mức thu theo phương án tài chính được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.Theo phương án tài chính của Dự án được Bộ Giao thông vận tải thẩm định, mức thu phí là 2.000 đồng/km/xe tiêu chuẩn.

-
Hậu Giang trao giấy chứng nhận đầu tư dự án thức ăn thủy sản vốn 23,6 triệu USD -
Hà Giang đề xuất 9.800 tỷ đồng xây cao tốc; Đà Nẵng đầu tư 12 tỷ đồng xây dựng cơ sở dữ liệu -
Hợp tác phát triển trên Hành lang kinh tế Đông - Tây -
Ba trụ cột cơ bản - động lực mới đưa Ninh Bình phát triển -
Đón mùa xuân cao tốc -
Thủ tướng phát lệnh thi công nâng cấp đường sắt đoạn Nha Trang - Sài Gòn -
Vốn trong nước đầu tư vào Bình Dương bứt phá bỏ xa vốn FDI
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 29/1
-
2 Chỉ có Tập đoàn T&T quan tâm Dự án PPP thành phần 3, vành đai 4 Hà Nội
-
3 Chủ tịch Quảng Nam đề nghị tạm dừng đấu thầu các dự án bất động sản mới
-
4 Ngôi sao trên “bầu trời chạng vạng“ của kinh tế thế giới
-
5 GS. Trần Văn Thọ (Đại học Waseda - Nhật Bản): “Chúng ta cần những con người Việt Nam có tinh thần dân tộc”
-
Đưa Vân Đồn trở thành điểm đến quốc tế: Bài học từ phát triển du lịch bền vững
-
Hãng bay Việt vận chuyển 137.000 hành khách trong ngày mùng 1 Tết Quý Mão
-
“Xuân quê hương” 2023 - Đất nước niềm tin và khát vọng
-
Năm 2022, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của FPT tăng trưởng trên 20%
-
Manulife Việt Nam thúc đẩy nhân viên làm điều tốt trong cộng đồng với chiến dịch "Một điều Tốt đẹp"
-
Generali triển khai chuỗi hoạt động cộng đồng truyền cảm hứng dịp cuối năm