
-
Giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95 giảm về dưới 20.000 đồng/lít
-
Giá xăng về dưới 20.000 đồng/lít
-
Hồ tiêu bị “tắc” đường xuất khẩu sang EU
-
Kích cầu tiêu dùng để duy trì đà phục hồi kinh tế
-
Người Hàn mạnh tay mua những nhóm hàng hóa nào từ Việt Nam?
Doanh nghiệp Việt Nam đang khai thác tốt các FTA để đẩy mạnh xuất khẩu (Ảnh: Đức Thanh) |
“Bệ phóng” cho xuất khẩu
Nửa đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của nước ta đạt gần 220 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài - FDI (kể cả dầu thô) đóng góp tới 161,55 tỷ USD, tăng 16,4%, chiếm 73,5% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Kết quả tăng trưởng tích cực này có sự hỗ trợ đáng kể của hệ thống 17 FTA mà Việt Nam đã ký kết với các đối tác. Trong đó, các doanh nghiệp FDI là đối tượng thụ hưởng nhiều nhất những lợi thế từ FTA, thể hiện qua mức tăng trưởng xuất khẩu, ưu đãi thuế quan và khả năng cạnh tranh hàng hóa gia tăng.
FTA song phương với EU (EVFTA), có hiệu lực 5 năm qua, giúp doanh nghiệp sản xuất thuận lợi hơn khi khai thác thị trường này. Riêng trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu sang EU đạt 27,3 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ.
Theo đánh giá từ các doanh nghiệp châu Âu đang đầu tư tại Việt Nam, liên kết thương mại EU -Việt Nam tăng mạnh mẽ khi có tới 66% doanh nghiệp đang trực tiếp xuất khẩu sang EU hoặc tham gia chuỗi cung ứng liên quan như hậu cần, kho bãi, phân phối.
Một trong những chuyển biến đáng chú ý là tỷ lệ doanh nghiệp xác định ưu đãi thuế quan là lợi ích nổi bật của EVFTA đã tăng từ 29% (quý II/2024) lên 61% (quý II/2025). Sự gia tăng này phản ánh hiệu quả của lộ trình cắt giảm thuế theo từng giai đoạn cũng như mức độ tận dụng ngày càng cao các điều khoản ưu đãi của hiệp định.
Phần lớn doanh nghiệp châu Âu được khảo sát cho biết, họ nộp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) hàng tháng để được hưởng ưu đãi. Trong đó, các doanh nghiệp quy mô lớn có xu hướng thực hiện việc này thường xuyên hơn đáng kể so với các doanh nghiệp khởi nghiệp và doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME).
Chủ tịch EuroCham, ông Bruno Jaspaert nhận xét: “Việc cắt giảm thuế quan theo cam kết trong EVFTA mang lại lợi ích đáng kể cho doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam. EVFTA loại bỏ gần như toàn bộ thuế quan giữa hai bên, khoảng 71% kim ngạch xuất khẩu sang EU được miễn thuế ngay lập tức, phần còn lại giảm dần theo lộ trình”.
Cùng với EVFTA, xuất khẩu sang hàng loạt thị trường có FTA khác cũng tăng trưởng như: ASEAN tăng 4,2%, Hàn Quốc tăng 10,9%, Nhật Bản tăng 11,8%, Trung Quốc tăng 4,2%...
Theo Bộ Công thương, các FTA hiện hành không chỉ giúp tăng cường xuất khẩu, mà còn thu hút FDI, nâng cao năng lực cung ứng, thúc đẩy cải cách thể chế và nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt.
Chia sẻ với phóng viên, đại diện một doanh nghiệp 100% vốn châu Âu chuyên sản xuất thiết bị điện cho biết, hệ thống 17 FTA mà Việt Nam tham gia đang mở rộng con đường để tiến vào các thị trường xuất khẩu mới dễ dàng hơn; hàng hóa do đó cũng có tính cạnh tranh cao hơn nhờ đáp ứng quy tắc xuất xứ và được ưu đãi thuế quan.
Tỷ lệ hàng hóa xuất khẩu được hưởng ưu đãi thuế quan theo các FTA của Việt Nam cũng được cải thiện từng năm. Giai đoạn 2013-2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam có sử dụng ưu đãi FTA tăng trưởng bình quân 12,7%/năm. Năm 2024, có khoảng 1,8 triệu bộ C/O ưu đãi, trị giá hơn 100 tỷ USD được cấp, cao hơn con số 86 tỷ USD của năm 2023.
Tiếp tục đàm phán thêm FTA
Các FTA đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ xuất khẩu của Việt Nam thông qua việc giảm hoặc loại bỏ các rào cản thương mại như thuế quan và hạn ngạch. Điều này giúp doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc tế thuận lợi hơn, tăng sức cạnh tranh và thúc đẩy xuất khẩu.
Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động chính trị, kinh tế khó lường và xu hướng bảo hộ thương mại gia tăng, Chính phủ chỉ đạo Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tích cực đàm phán thêm các FTA mới, trong đó có FTA với Khối thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur).
Mercosur gồm 4 quốc gia Nam Mỹ (Brazil, Argentina, Uruguay, Paraguay), là khối kinh tế lớn thứ 5 thế giới. Đây là thị trường tiềm năng đối với các mặt hàng tiêu dùng, vốn là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam.
Dù đã ký kết 17 FTA với hơn 60 nền kinh tế lớn, trong đó 16 FTA đang được thực thi hiệu quả, việc đàm phán FTA Việt Nam - Mercosur được coi là nhiệm vụ quan trọng để khai thác thị trường Mỹ Latinh. Việt Nam cũng đang tính đến khả năng đàm phán FTA song phương với Brazil.
Tới đây, Việt Nam sẽ tiếp tục đàm phán, ký kết và triển khai các FTA với những đối tác tiềm năng, đặc biệt là các nền kinh tế có tính bổ trợ cao như Ấn Độ, Trung Đông… nhằm mở rộng cơ hội xuất khẩu.
Việt Nam hiện trong top 20 quốc gia có quy mô thương mại lớn nhất thế giới. Việc tiếp tục mở rộng hệ sinh thái FTA sẽ góp phần đưa tổng kim ngạch ngoại thương sớm cán mốc 1.000 tỷ USD, trong đó xuất khẩu vượt 500 tỷ USD. Quan trọng hơn, các FTA, đặc biệt là FTA thế hệ mới, sẽ tạo bước đột phá về thương mại, gia tăng thặng dư thương mại và tạo đà tăng trưởng cho các giai đoạn tiếp theo.

-
Người Hàn mạnh tay mua những nhóm hàng hóa nào từ Việt Nam? -
Khai thác hiệu quả FTA - chìa khóa mở rộng thị trường xuất khẩu -
Thương mại Việt - Anh sau hơn 4 năm thực thi FTA song phương -
Củng cố năng lực cung ứng hàng hóa toàn cầu -
Xuất khẩu toàn ngành da giày đạt trên 14 tỷ USD -
Tìm hiểu sữa công thức đang được nhiều mẹ quan tâm, giúp trẻ khỏe mạnh, ít ốm vặt -
Từ 16/9/2025, xuất khẩu sữa sang Trung Quốc lưu ý quy định mới
-
BSH khẳng định vị thế với hai trung tâm giám định bồi thường xe cơ giới Bắc - Nam
-
PVCFC xuất thêm 30.000 tấn phân bón sang Úc, mở rộng thị trường nhờ đẳng cấp Level One
-
Tập đoàn TH tiếp tục thực thi ESG: Bền vững là con đường, không phải đích đến
-
“Độc lạ” cách bán hàng tại khu đô thị phía Tây TP.HCM: Khuyến khích khách mua ở thực
-
Shinec - Diệu Thái ký kết hợp tác chiến lược 500 triệu USD: Định hình hành lang kinh tế xuyên biên giới Việt - Trung
-
AstraZeneca Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn tại lễ trao giải Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững năm 2025