Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 24 tháng 04 năm 2024,
Khánh thành giai đoạn 1, Nhà máy Điện gió Phú Lạc tại Bình Thuận
Thế Hoàng - 26/11/2016 09:35
 
Lễ khánh thành giai đoạn 1, Nhà máy Điện gió Phú Lạc đã diễn ra vào ngày 25/11/2016 tại Thôn Lạc Trị, xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận

Dự án Nhà máy Điện gió Phú Lạc do Công ty Cổ phần Phong điện Thuận Bình làm chủ đầu tư.

Dự án Nhà máy điện gió Phú Lạc – giai đoạn 1 khởi công vào ngày 27/7/2015. Nhà máy có công suất 24 MW, tổng mức đầu tư là 1.100 tỷ đồng, Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) tài trợ 35 triệu EUR còn lại là vốn đối ứng từ chủ đầu tư.Dự án sử dụng thiết bị của Công ty Vestas – Thụy Điển, được tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật từ công ty Fichtner- Đức.

Dự án sản lượng điện hàng năm trên 59 triệu kWh, được đấu nối vào đường dây 110kV Phan Rí-Ninh Phước.
Dự án sẽ cho sản lượng điện hàng năm trên 59 triệu kWh, được đấu nối vào đường dây 110kV Phan Rí-Ninh Phước.

Dự án dự kiến sẽ cho sản lượng điện hàng năm trên 59 triệu kWh, được đấu nối vào đường dây 110kV Phan Rí-Ninh Phước.

Sau dự án Nhà máy điện gió Phú Lạc, giai đoạn 1, Công ty Cổ phần Phong điện Thuận Bình sẽ tiếp tục triển khai đầu tư các dự án điện gió kết hợp cùng với dự án điện mặt trời như:  Dự án điện gió và điện mặt trời Phú Lạc, giai đoạn 2, 126 MW; Dự án Lợi Hải 120 MW; dự án Vĩnh Hảo 60 MW; dự án Ea H’Leo 350 MW; dự án Kông Chro 400 MW.

Trước đó, ngày 1/9/2016,  Công ty Cổ phần Phong điện Thuận Bình tiến hành chạy thử nghiệm tổ máy đầu tiên của Dự án điện gió Phú Lạc, tỉnh Bình Thuận.

Dòng điện sau khi qua trạm biếp áp Phú Lạc được hòa chính thức vào đường dây 110 kV Ninh Phước – Tuy Phong của hệ thống điện lưới quốc gia, cung cấp nguồn điện bổ sung cho địa bàn Bình Thuận và các tỉnh phía Nam. Nhà máy Điện gió Phú Lạc đã hòa thành công dòng điện đầu tiên vào hệ thống điện lưới quốc gia, đánh dấu thành công của dự án sau gần 14 tháng thi công.

Ông Nguyễn Cường Lâm, Phó tổng giám đốc EVN cho biết, hiện nay EVN và các đơn vị thành viên đang tiến hành đầu tư các dự án điện gió tại Ninh Thuận và Bình Thuận.

Đối với các dự án điện mặt trời, EVN và các đơn vị thành viên sẽ đầu tư phát triển tại các địa điểm có tiềm năng thuộc khu vực Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

EVN sẽ ưu tiên lựa chọn các địa điểm trên các đảo, các vị trí gần hoặc thuộc phạm vi địa giới các nguồn điện hiện có của EVN. Xem xét đầu tư các dự án điện mặt trời nổi trên mặt nước tại các hồ chứa thủy điện và trên quỹ đất thuộc vành đai bảo vệ và vận hành công trình thủy điện hoặc tại các vùng đất khô cằn, giá trị sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, nhằm mục đích thuận lợi trong đấu nối lưới điện và có chi phí thấp do giảm thiểu chi phí đền bù giải phóng mặt bằng và có thể kết hợp sử dụng lực lượng Quản lý vận hành hiện của các nhà máy thủy điện.

Theo đó, EVN dự kiến đầu tư các nhà máy điện mặt trời ở các đảo: Côn Đảo, Phú Quý, Lý Sơn, các nhà máy điện mặt trời trên mặt hồ thủy điện Đa Mi, Đồng Nai 4, các nhà máy điện mặt trời trên đất liền thuộc các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Gia Lai...

Thủy điện giúp EVN bật lãi ngàn tỷ
Bức tranh tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đột ngột thay đổi khi lợi nhuận hợp nhất của 9 tháng đã đạt gần 1.000 tỷ...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư