
-
Tin mới y tế ngày 30/4: Cảnh báo nguy cơ tai nạn thương tích ở trẻ trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
-
Hà Nội ráo riết truy quét thực phẩm bẩn
-
Vụ người nhà bệnh nhân hành hung bác sĩ tại Phú Thọ: Nối dài nỗi lo bạo lực với nhân viên y tế
-
Bidiphar: Dự án Nhà máy sản xuất thuốc vô trùng sẽ hoàn thành lắp đặt trong năm 2025
-
Giảm gánh nặng y tế từ việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường -
Báo cáo Thủ tướng việc quản lý chất lượng thuốc chữa bệnh, ngăn ngừa thuốc giả trước ngày 5/5/2025
Trước thực tế nêu trên, ngày 5/6, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 2787/QĐ-BYT, hướng dẫn các phương án phòng, chống dịch khi có trường hợp mắc Covid-19 tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp.
![]() |
Caption ảnh |
Theo đó, khi xuất hiện trường hợp mắc Covid-19 tại một cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp cần kích hoạt ngay các phương án phòng, chống dịch.
Các địa phương, đơn vị quyết định phong tỏa tạm thời toàn bộ cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp hoặc từng phân xưởng, dây chuyền sản xuất, tổ sản xuất, khu vực sản xuất, vị trí làm việc có trường hợp mắc bệnh (F0) trên cơ sở tình hình thực tế.
Thực hiện cách ly các trường hợp F0 tại chỗ tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp và thông báo ngay cho cơ quan y tế để chuyển cách ly, điều trị và thực hiện khoanh vùng, khử khuẩn theo quy định.
Doanh nghiệp phải thông báo cho toàn thể người lao động đang có mặt tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp; yêu cầu người lao động nghiêm túc khai báo y tế, thực hiện "5K", phân xưởng nào ở yên phân xưởng đó.
Rà soát toàn bộ người lao động trong cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp theo danh sách quản lý; khẩn trương truy vết tất cả trường hợp tiếp xúc gần (F1), các trường hợp tiếp xúc với F1 (F2), tuyệt đối không để bỏ sót; thực hiện cách ly tập trung với tất cả trường hợp F1 và cách ly tại nhà, nơi lưu trú với các trường hợp F2.
Trước khi đưa các trường hợp F1 đi cách ly tập trung, thực hiện phân nhóm theo vị trí làm việc và nguy cơ tiếp xúc để bố trí cách ly y tế trong cùng khu với những trường hợp có cùng vị trí làm việc và nguy cơ tiếp xúc.
Lập danh sách người lao động là F1, F2, các trường hợp khác không có mặt tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp tại thời điểm phong tỏa và gửi cho sở y tế, trung tâm y tế cấp huyện nơi người lao động đang lưu trú để xử trí theo quy định;
Đồng thời, phối hợp với cơ quan y tế thông báo cho các đối tượng này ở yên tại nhà, nơi lưu trú, khai báo y tế và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo yêu cầu của cơ quan y tế.
Doanh nghiệp phối hợp với sở y tế, trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh triển khai lấy mẫu xét nghiệm cho những người lao động theo nguy cơ; đánh giá mối liên quan dịch tễ của các phân xưởng, dây chuyền sản xuất, tổ sản xuất, khu vực sản xuất, vị trí làm việc khác với khu vực có F0...
Khi có kết quả xét nghiệm, với tình huống 1: Phát hiện nhiều trường hợp mắc bệnh làm việc tại hầu hết các phân xưởng, dây chuyền sản xuất, tổ sản xuất, khu vực sản xuất, vị trí làm việc thì thực hiện cách ly các trường hợp F0 tại chỗ và thông báo ngay cho cơ quan y tế để chuyển cách ly, điều trị và thực hiện khoanh vùng, khử khuẩn theo quy định; khẩn trương truy vết các trường hợp F1, F2 của các F0 mới để thực hiện cách ly theo quy định.
Tất cả người lao động trong cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp được coi là F1 và thực hiện cách ly tập trung ngay.
Địa phương, doanh nghiệp tiến hành phong tỏa tạm thời toàn bộ khu vực cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp; thông báo ngay cho chính quyền địa phương, ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 các cấp; khẩn trương điều tra, truy vết các trường hợp có liên quan và thông tin cho các cơ quan liên quan, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp lân cận;
Thiết lập phương án cách ly tập trung ngay tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp trong trường hợp cần cách ly tập trung số lượng lớn người lao động.
Tình huống 2: Phát hiện nhiều trường hợp mắc bệnh tập trung trong cùng một phân xưởng, dây chuyền sản xuất, tổ sản xuất, khu vực sản xuất, vị trí làm việc thì thực hiện cách ly các trường hợp F0 tại chỗ và thông báo ngay cho cơ quan y tế để chuyển cách ly, điều trị và thực hiện khoanh vùng, khử khuẩn theo quy định; khẩn trương truy vết các trường hợp F1, F2 của các F0 mới để thực hiện cách ly theo quy định; tất cả người lao động trong cùng phân xưởng, dây chuyền sản xuất, khu vực sản xuất, vị trí làm việc nơi có trường hợp mắc bệnh được coi là F1 và thực hiện cách ly tập trung ngay.
Cùng với đó, toàn bộ người lao động phải khai báo y tế bắt buộc với chính quyền địa phương và y tế cơ sở nơi cư trú để phối hợp theo dõi và quản lý.
Tình huống 3: Không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh, tất cả mẫu xét nghiệm trong cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp âm tính thì rà soát toàn bộ người lao động trong cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp theo danh sách quản lý để tiếp tục theo dõi, giám sát và định kỳ thực hiện xét nghiệm sàng lọc để kịp thời phát hiện các trường hợp có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh.
Với ổ dịch tại Bắc Giang, theo thông tin từ Bộ Y tế, trong hai ngày 4 và 5/6, huyện Việt Yên và TP Bắc Giang (Bắc Giang) tổ chức lấy mẫu xét nghiệm virus SARS-CoV-2 cho công nhân các khu công nghiệp của tỉnh và những người có nguy cơ nhiễm bệnh cư trú trên địa bàn.
Thực hiện sàng lọc triệt để bệnh nhân Covid-19, từ 17 giờ ngày 4/6 đến sáng ngày 5/6, Tiểu ban xét nghiệm, Ban chỉ đạo Phòng, chống Covid-19 tỉnh đã chỉ đạo lấy mẫu xét nghiệm cho người có nguy cơ cao (người buôn bán, vận tải, công nhân, người làm nhiệm vụ chống dịch) ở 14 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Việt Yên.

-
Tin mới y tế ngày 30/4: Cảnh báo nguy cơ tai nạn thương tích ở trẻ trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
-
Hà Nội ráo riết truy quét thực phẩm bẩn
-
Vụ người nhà bệnh nhân hành hung bác sĩ tại Phú Thọ: Nối dài nỗi lo bạo lực với nhân viên y tế
-
Tin mới y tế ngày 29/4: Bộ Y tế hướng dẫn người dân bảo đảm an toàn khi tham dự sự kiện diễu binh
-
Bidiphar: Dự án Nhà máy sản xuất thuốc vô trùng sẽ hoàn thành lắp đặt trong năm 2025 -
Giảm gánh nặng y tế từ việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường -
Báo cáo Thủ tướng việc quản lý chất lượng thuốc chữa bệnh, ngăn ngừa thuốc giả trước ngày 5/5/2025 -
Thực phẩm kém chất lượng đe dọa bếp ăn tập thể và khuyến cáo của Bộ Y tế -
FPT Long Châu đồng hành cùng sản phẩm chiến lược toàn cầu của AstraZeneca Việt Nam -
Tin mới y tế ngày 28/4: Không để sáp nhập các đơn vị y tế ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch bệnh -
“Báo động đỏ” về tình trạng sữa giả lọt vào bệnh viện
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025