Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Khoản đầu tư hơn 6.000 tỷ đồng của Tân Hiệp Phát và chuyện xây thương hiệu mạnh từ đổi mới sáng tạo
Thanh Thủy - 09/09/2019 07:49
 
Cùng với sự xuất hiện của hàng loạt doanh nghiệp Trung Quốc trong top đầu về giá trị tài sản hay giá trị thương hiệu, số lượng các đơn đăng ký độc quyền sáng chế (pattent) cũng tăng lên nhanh chóng. Áp dụng khoa học công nghệ hay đổi mới sáng tạo cũng là chìa khóa giúp doanh nghiệp phát triển, xây dựng thương hiệu mạnh.

Đưa ra bức tranh khá thú vị tại Tọa đàm “Làm gì để có thương hiệu mạnh?” do Tạp chí điện tử Nhà đầu tư tổ chức vừa qua, ông Lê Ngọc Lâm, Phó cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết giá trị tài sản vô hình hồi năm 1975 chỉ chiếm 15%, tài sản hữu hình chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Nhưng 40 năm sau, tới 87% giá trị doanh nghiệp là tài sản vô hình, cá biệt các doanh nghiệp như Apple, Google giá trị tài sản vô hình chiếm tới 90%. Một phần tài sản vô hình của các doanh nghiệp chính là sở hữu trí tuệ hay nói chính xác hơn là khoa học công nghệ và bằng sáng chế.

Nhiều quốc gia đang tập trung phát triển kinh tế dựa trên các sáng chế, như Hàn Quốc có chính sách lớn hỗ trợ tài chính cho các viện nghiên cứu, để từ đó có các giải pháp cho doanh nghiệp. Trung Quốc từ một quốc gia không có chỗ đứng trên bản đồ thế giới về bằng sáng chế đã vươn lên đứng thứ hai chỉ sau Mỹ với 1,4 triệu đơn đăng ký độc quyền sáng chế ra ngước ngoài. Đi cùng với con số trên là sự vươn lên của các doanh nghiệp Trung Quốc trên trường quốc tế xét cả về giá trị tài sản hay giá trị thương hiệu.

Theo ông Lâm, bên cạnh rất nhiều yếu tố như các nguồn lực về vốn, văn hóa, con người, điều giúp doanh nghiệp phát triển là khoa học hay đổi mới sáng tạo.

Yếu tố công nghệ cũng tạo nên bước ngoặt trong câu chuyện xây dựng và phát triển thương hiệu của Tân Hiệp Phát. Kể lại về quá trình ra đời trà thảo mộc, sản phẩm đậm dấu ấn của tập đoàn, bà Trần Uyên Phương - Phó tổng giám đốc đồng thời cũng là ái nữ của nhà sáng lập cho biết tập đoàn đã dành nhiều thời gian để tìm hiểu nhu cầu người tiêu dùng. Sau đó, Tân Hiệp Phát xác định được nhu cầu là dòng sản phẩm tốt cho sức khỏe và kèm theo là sự tiện lợi để sản phẩm có thể xuất hiện ở khắp mọi nơi,  có thể trữ được, bán và tiếp cận người tiêu dùng thay vì những cốc trà tốt cho sức khỏe nhưng phải nấu mỗi sáng.

“Sản phẩm mới đòi hỏi một giải pháp tổng thể toàn diện cần công nghệ phải góp phần vào”. Tân Hiệp Phát đã bỏ ra 300 triệu USD để đầu tư dây chuyển hiện đại nhất thế giới ứng dụng công nghệ Asepti. Đây là công nghệ giúp sản phẩm giữ được tinh chất, không dùng bảo quan mà vẫn giữ được trong thời gian dài.

“Khi chúng tôi tuyên bố kế hoạch này 10 năm trước, phản ứng của nhiều người bên ngoài, thậm chí là trong ngành đều không tin. Nhưng Tân Hiệp Phát khi đó xác định đi theo mục tiêu chất lượng, đồng thời, tin tưởng sản phẩm tốt cho sức khỏe là xu hướng của ngành, không riêng mảng nước giải khát và thực tế cũng đã chứng minh vậy”, bà Uyên Phương cho hay.

Việc đầu tư lớn vào công nghệ theo người lãnh đạo Tập đoàn này là nhằm đi trước đón đầu. Trong cuộc cạnh tranh với 4 đối thủ lớn trong ngành đều là các công ty đa quốc gia với thế mạnh là sản phẩm nước ngọt có ga, Tân Hiệp Phát đã tìm một hướng đi khác với sự trợ giúp của công nghệ rất mới, vốn được coi là phát minh của thế kỷ 21.

Các sáng kiến, phát minh trên thế giới theo Phó cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ Lê Ngọc Lâm là nguồn lực tri thức khổng lồ. Hạn chế từ ngôn ngữ và lượng khổng lồ tri thức là cái khó khi tiếp cận, nhưng nếu biết khai thác sáng chế thì doanh nghiệp có thể tận dụng giải quyết khó khăn, hay nảy lên ý tưởng  mới.

Phó Chủ tịch Vingroup: Mua được sự hài lòng của khách hàng mới là điều khó
Làm sao để khách hàng thấy được coi trọng, thoải mái là điều quan trọng hơn nhiều, ông Lê Khắc Hiệp, Phó chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup đã...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư