Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Khoảng 30% gen Z kỳ vọng doanh nghiệp cho phép làm việc linh hoạt
Hoài Sương - 13/04/2024 11:26
 
Môi trường làm việc linh hoạt vẫn được người lao động đặt lên hàng đầu. Đặc biệt là thế hệ gen Z khi 71% lao động sẽ cân nhắc công việc khác nếu doanh nghiệp không có chế độ này.

Xây dựng nguồn thu đa dạng

Đây là thông tin mới nhất trong Báo cáo xu hướng nhân tài Việt Nam “10 năm nhìn lại” do Anphabe vừa công bố.

“Làm việc linh hoạt” không còn đơn thuần là một lựa chọn, mà đã trở thành tiêu chuẩn mới. Mặc dù xu hướng này có phần “hạ nhiệt” sau đại dịch, nhưng sự mong đợi về một môi trường làm việc linh hoạt vẫn được đặt lên hàng đầu. Đặc biệt là đối với gen Z, với khoảng 30% lao động kỳ vọng doanh nghiệp cho phép làm việc linh hoạt và 71% sẽ cân nhắc công việc khác nếu không có chế độ này. 

Bà Thanh Nguyễn, Giám đốc điều hành và Truyền cảm hứng Hạnh phúc của Anphabe chia sẻ tại chương trình.

Khảo sát của Anphabe vào năm 2020 đã ghi nhận một tỷ lệ đáng kể nguồn nhân lực tham gia vào nền kinh tế Gig (nền kinh tế tự do). Đến năm 2021, mặc dù người đi làm ưu tiên sự ổn định nhưng con số này vẫn tiếp tục gia tăng, đặc biệt ở tỷ lệ lao động tự do bán thời gian đã tăng từ 39% (năm 2020) lên 44% (năm 2021), lao động tự do toàn thời gian có giảm nhưng không đáng kể.

Tổng cộng, đã có khoảng 57% nguồn nhân lực trí thức tại Việt Nam tham gia vào nền kinh tế Gig, cho thấy một sự chuyển dịch lớn trong quan niệm của người lao động về sự ổn định trong công việc.

Bà Thanh Nguyễn, Giám đốc điều hành và Truyền cảm hứng Hạnh phúc của Anphabe chia sẻ: “Sau đại dịch Covid-19, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo ChatGPT, xung đột địa chính trị… thì sự “ổn định” giờ đây không còn chỉ là gắn bó lâu dài với một nơi làm việc mà là khả năng duy trì sự vững vàng và thích nghi với biến động, thông qua việc tham gia vào nhiều loại công việc và hoạt động tạo giá trị khác nhau và có nhiều nguồn thu nhập đa dạng”.

Niềm tin của người lao động bị sụt giảm

Năm 2024 tiếp tục là một năm đầy thách thức, thị trường vẫn còn tiềm ẩn quá nhiều thay đổi và biến động khiến người lao động cảm thấy hoang mang và áp lực. Khảo sát của Anphabe vào cuối năm 2023 với 63.858 người lao động trên toàn quốc đã chỉ ra, chỉ số niềm tin và gắn kết của nhân viên trong năm 2023 ghi nhận mức sụt giảm nghiêm trọng, thậm chí thấp hơn cả giai đoạn Covid-19.

Theo bà Thanh Nguyễn, khảo sát ý kiến của người lao động Việt Nam đối với nhận định “Tôi tin vào tầm nhìn và chiến lược của công ty” trong gần 10 năm qua cho thấy một thực tế đáng báo động.  

Các doanh nghiệp nên tập trung “củng cố nội bộ” để cùng nhau vượt qua thách thức, tìm kiếm cơ hôi phát triển mới.

Theo đó, từ mức độ 65% trong năm 2016, chỉ số niềm tin của người đi làm trong chu kỳ thay đổi chứng kiến một đà giảm sút nghiêm trọng, chạm đáy 49% trong năm 2021. Đến nay, mặc dù đã có sự điều chỉnh nhưng vẫn chưa thể khôi phục lại mức ban đầu.

Điều này phản ánh rằng, mặc dù các doanh nghiệp không ngừng nỗ lực để thích ứng với sự thay đổi, nhưng khả năng quản trị và ứng phó với sự biến động vẫn còn hạn chế, gây áp lực không chỉ cho lãnh đạo mà còn cho toàn bộ nhân viên trong tổ chức.

Mặt khác, tương ứng với các chu kỳ thay đổi, niềm tin của nhân viên vào năng lực ứng phó của tổ chức cũng suy giảm qua các năm. Từ 61% ở năm 2017 xuống còn khoảng 56% ở năm 2023, phản ánh tầm quan trọng và cần thiết của việc xây dựng “sức mạnh của niềm tin”, nâng cao năng lực “kiên hoạt” cho doanh nghiệp và tổ chức.

Theo Anphabe, các doanh nghiệp nên tập trung “củng cố nội bộ”, xây dựng lại niềm tin cho nhân viên vào tương lai và chiến lược của tổ chức để cùng nhau vượt qua thách thức, tìm kiếm cơ hôi phát triển mới. Hơn bao giờ hết, một môi trường làm việc hạnh phúc thực sự trở thành chìa khóa cho sự phát triển bền vững.

CEO Anphabe: Mất việc vì dịch Covid đó, rồi sao? Cất bước lên và đi tiếp thôi
Từng đi làm không lương và cũng ở vị trí lãnh đạo phải cắt giảm nhân viên, CEO Anphabe rất hiểu cảm xúc của những người bị mất việc...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư