-
Khu kinh tế Nhơn Hội có 3 khu đất đấu giá chọn nhà đầu tư trong năm 2025 -
Khai thác dầu khí có những biến động mới -
Quảng Nam: Giải quyết dứt điểm vướng mắc tái định cư cho Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An -
Hé lộ nhà thầu đầu tiên xin chỉ định thầu mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành -
Nước rút thẩm định Dự án đầu tư đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
Thông xe tạm 2 đoạn cao tốc Bến Lức - Long Thành
Phát biểu tại lễ khởi công, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, đây là công trình có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, cũng như góp phần giảm ách tắc giao thông trên tuyến Quốc lộ 1 khi tiến hành xóa bỏ 2 con đèo lớn nguy hiểm cuối cùng trên tuyến quốc lộ xuyên Việt.
Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cũng đánh cao ý nghĩa của công trình.
“Khi công trình được đưa vào khai thác vào tháng 1/2015 sẽ giảm thời gian thông hành giữa 2 trung tâm kinh tế văn hóa lớn, có tốc độ phát triển cao của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là TP. Huế và TP. Đà Nẵng; giải quyết tốt vấn đề mất an toàn giao thông trên đoạn tuyến qua đoạn Quốc lộ 1 huyết mạch này”, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trương Tấn Viên cho biết.
Nằm trọn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, Dự án gồm việc xây dựng hầm đường bộ Phước Tượng dài 345 m và hầm đường bộ Phú Gia dài 497 m theo quy mô 2 làn xe cơ giới, rộng 11,5 m cùng hệ thống đường dẫn vào hầm dài khoảng 6 km.
Tổ hợp 4 nhà đầu tư trong nước là Công ty TNHH Hưng Phát, Công ty TNHH Kỹ thuật và xây dựng Q.K.L, Công ty cổ phần 699 và Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng Việt Thành đã được Bộ GTVT chọn là nhà đầu tư Dự án BOT có tổng mức đầu tư (TMĐT) lên tới 1.743 tỷ đồng này.
Một đoạn Đèo Phước Tượng (Ảnh Anh Minh) |
Đại diện Liên danh Phước Tượng, Phú Gia cho biết, ngoài phần vốn chủ sở hữu 262 tỷ đồng (15% TMĐT), nhà đầu tư đã nhận được cam kết tài trợ 1.481 tỷ đồng từ Ngân hàng cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank).
Như vậy, Vietinbank là nhà tài trợ vốn lớn thứ hai sau Ngân hàng cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) tham gia hợp vốn mở rộng Quốc lộ 1 đoạn từ Thanh Hóa đến Cần Thơ dài 1.700 km.
Để hoàn vốn cho Dự án, nhà đầu tư được phép đặt trạm thu phí tại phạm vi dự án với mức phí được ấn định theo lộ trình như sau: từ 1/1/2015 (thời điểm công trình được đưa vào khai thác) đến 31/12/2015 áp dụng mức phí bằng 2 lần; từ năm 2016 áp dụng mức phí 3,5 lần mức thu phí đường bộ đầu tư bằng vốn ngân sách tại Thông tư số 90 của Bộ Tài chính. Dự kiến, thời gian khai thác hoàn vốn cho Dự án là 18 năm 7 tháng.
“Bộ Giao thông Vận tải sẽ hỗ trợ nhà đầu tư nhằm đưa công trình vào khai thác đúng kế hoạch”, ông Viên cam kết.
Anh Minh
-
Nước rút thẩm định Dự án đầu tư đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
Thông xe tạm 2 đoạn cao tốc Bến Lức - Long Thành -
Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Sông Công II -
Đà Nẵng hướng tới trở thành trung tâm Fintech -
Quảng Nam chuyển mục đích gần 17 ha rừng để mở rộng Khu công nghiệp Tam Thăng -
Gia Lai xây dựng kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 -
Đà Nẵng: Dự án Cảng Liên Chiểu đã hoàn thành hơn 74% khối lượng
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng
- Quản trị tài chính doanh nghiệp: Những điểm cần lưu ý năm 2025
- Gia tăng lợi ích khi gửi tiết kiệm dịp Tết
- Chính thức ra mắt tài liệu Think Green