
-
TPBank (TPB): Lợi nhuận 6 tháng vượt 4.100 tỷ đồng, tổng tài sản vượt mốc 428.600 tỷ đồng
-
Ninh Bình: Tín dụng chính sách là bệ đỡ an sinh, đòn bẩy phát triển bền vững
-
SHB tiếp sức doanh nghiệp xuất khẩu với lãi vay USD chỉ từ 4,5%/năm
-
Ngân hàng NCB tiếp tục báo lãi quý II/2025, hoạt động kinh doanh tăng trưởng tích cực
-
Vàng quốc tế biến động, giá vàng SJC không đổi -
TS Lê Xuân Nghĩa: “Techcombank sinh lời tự động đã tạo nên cuộc cách mạng cho ngành tài chính Việt Nam”
Tháo điểm nghẽn
Theo chủ trương của Nghị quyết số 68-NQ/TW, ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, nhiều chính sách hỗ trợ cụ thể cho doanh nghiệp tư nhân đã được Quốc hội thông qua.
Nghị quyết số 198/2025/QH15 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân nêu rõ, doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được Nhà nước hỗ trợ lãi suất 2% khi vay vốn để thực hiện các dự án xanh, tuần hoàn và áp dụng khung tiêu chuẩn môi trường, xã hội, quản trị (ESG). Đây là nội dung quan trọng nhằm tháo gỡ vướng mắc lớn của doanh nghiệp tư nhân, gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh, đang hạn hẹp nguồn lực, khó khăn khi vay vốn, nhất là nguồn vốn đầu tư vào các lĩnh vực chi phí cao, dài hạn.
TS. Nguyễn Xuân Thành, giảng viên cao cấp Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright cho rằng, Việt Nam đang đứng trước yêu cầu cấp thiết phải tái thúc đẩy tăng trưởng, trong đó, việc phát triển khu vực tư nhân không thể chỉ dừng lại ở thông điệp chính trị, mà cần các đột phá thể chế cụ thể. Nghị quyết số 139/NQ-CP của Chính phủ về kế hoạch triển khai Nghị quyết số 198/2025/QH15 của Quốc hội đã đề ra nhiều hướng tiếp cận nguồn lực, như tiếp cận đất đai...
Đối với tiếp cận vốn, theo TS. Thành, cần đa dạng hóa kênh tín dụng, tạo điều kiện cho khối kinh tế tư nhân tiếp cận được nguồn vốn, khơi thông thị trường trái phiếu doanh nghiệp, sửa luật để mở rộng đối tượng được hỗ trợ và đơn giản hóa thủ tục vay vốn.
Chỉ ra “điểm nghẽn” hiện nay nằm ở thực thi, TS. Thành nhấn mạnh: “Hỗ trợ phải đến từ nguồn lực thực, tránh lặp lại cơ chế xin - cho và tuyệt đối không nên tạo thêm bộ máy giám sát rườm rà”.
PGS-TS. Nghiêm Thị Thà, Tổng thư ký Hiệp hội Tư vấn tài chính Việt Nam (VFCA) cũng cho rằng, để khu vực kinh tế tư nhân phát triển bền vững, cần khơi thông các dòng vốn (cả ngắn hạn và dài hạn) một cách thực chất và hiệu quả. Về nguồn vốn ngắn hạn, khu vực kinh tế tư nhân đang chiếm khoảng 50% tổng dư nợ toàn hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn phải chịu mức lãi suất vay thương mại khoảng 9 - 11%/năm, cao hơn mặt bằng chung trong khu vực ASEAN (6 - 7%/năm); khó khăn lớn nằm ở khả năng tiếp cận tín dụng, đặc biệt đối với hộ kinh doanh cá thể.
Khơi thông vốn
Nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp tư nhân, hỗ trợ khu vực này bứt phá, NHNN cho biết, sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá, ổn định mặt bằng lãi suất, góp phần tạo lập môi trường kinh doanh ổn định; theo dõi, thanh tra, kiểm tra các ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi và cho vay.
Theo các chuyên gia, để cải thiện khả năng tiếp cận vốn tín dụng, doanh nghiệp tư nhân cần nâng cao tính minh bạch trong quản lý tài chính, đặc biệt là sổ sách kế toán, đồng thời củng cố năng lực quản trị.
Số liệu từ NHNN cho thấy, đến tháng 4/2025, lãi suất cho vay bình quân đối với các giao dịch phát sinh mới của các ngân hàng giảm 0,6%/năm so với cuối năm 2024, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân giảm áp lực vốn trong sản xuất, kinh doanh. Đối với 5 lĩnh vực ưu tiên (xuất khẩu, nông nghiệp, công nghệ cao, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ), lãi suất cho vay ổn định ở mức 4%/năm.
Ông Từ Tiến Phát, Tổng giám đốc ACB cho rằng, cơ chế hỗ trợ lãi suất 2% cho doanh nghiệp nhỏ, đổi mới sáng tạo và áp dụng ESG là rất cần thiết, nhưng trên thực tế, việc triển khai vẫn còn nhiều rào cản, cả từ phía ngân hàng lẫn doanh nghiệp. Vì vậy, cần thêm các giải pháp đồng bộ, cắt giảm thủ tục hành chính, số hóa quy trình cấp tín dụng và xây dựng chi tiết hơn về khung tín dụng xanh. “Là ngân hàng tư nhân, chúng tôi thấu hiểu quá trình chuyển dịch của khu vực kinh tế tư nhân. Các doanh nghiệp rất sẵn sàng đầu tư, đổi mới, nhưng họ cần thấy rõ sự cụ thể, minh bạch trong chính sách”, ông Phát chia sẻ.
Tại Agribank, tổng dư nợ của Ngân hàng hiện đạt hơn 1,7 triệu tỷ đồng, trong đó hơn 60% được phân bổ cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân, với nhóm khách hàng chủ yếu là hộ kinh tế tư nhân. Phó tổng giám đốc Agribank Phùng Thị Bình cho biết, trong gần 500.000 tỷ đồng dư nợ cho vay đối với khách hàng pháp nhân, có tới 90% thuộc về doanh nghiệp tư nhân. Theo kế hoạch được giao, năm 2025, Agribank được phân bổ hạn mức tăng trưởng tín dụng 13%, tương ứng khoảng 230.000 tỷ đồng sẽ được đưa vào lưu thông và Ngân hàng xác định chủ yếu sẽ cho vay với khách hàng là khối kinh tế tư nhân.

-
TS Lê Xuân Nghĩa: “Techcombank sinh lời tự động đã tạo nên cuộc cách mạng cho ngành tài chính Việt Nam” -
Phó thống đốc: Ngành ngân hàng "khát" nhân sự về an ninh công nghệ thông tin -
Mở thẻ Sacombank Visa, nhận ngay vé tham dự Siren Calling -
Vàng quốc tế hồi phục, giá SJC niêm yết 120,6 triệu đồng/lượng -
Mùa tựu trường an tâm tài chính cùng Home Credit -
VPBankS và FIDT ký kết hợp tác chiến lược, thúc đẩy chuẩn mực mới trong lĩnh vực quản lý tài sản -
Cổ đông KienlongBank đồng thuận thông qua mục tiêu tăng vốn và chia cổ tức 60%
-
Acecook Việt Nam được vinh danh Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2025
-
BSH khẳng định vị thế với hai trung tâm giám định bồi thường xe cơ giới Bắc - Nam
-
PVCFC xuất thêm 30.000 tấn phân bón sang Úc, mở rộng thị trường nhờ đẳng cấp Level One
-
Tập đoàn TH tiếp tục thực thi ESG: Bền vững là con đường, không phải đích đến
-
“Độc lạ” cách bán hàng tại khu đô thị phía Tây TP.HCM: Khuyến khích khách mua ở thực
-
Shinec - Diệu Thái ký kết hợp tác chiến lược 500 triệu USD: Định hình hành lang kinh tế xuyên biên giới Việt - Trung