
-
Sabeco sẽ tăng cổ tức lên 50%, đặt mục tiêu lợi nhuận 4.835 tỷ đồng
-
Có 8 cổ đông nắm giữ gần 32% vốn MSB
-
VN-Index giữa cú sốc thuế quan: Thời điểm kiểm chứng bản lĩnh đầu tư
-
Cục Thuế thông tin về thời điểm hoàn thuế cho Samsung
-
VN-Index giảm 82,28 điểm sáng 3/4: Cẩn trọng, tránh hoảng loạn; dài hạn còn chờ đàm phán -
Cổ phiếu HNG được giao dịch nhiều nhất trên UPCoM trong 5 tháng liên tiếp
VN-Index kết thúc tháng 5 ở mức 1.075,15 điểm, tương ứng tăng 26,05 điểm (2,48%) so với tháng 4. Tương tự, HNX-Index tăng 15,33 điểm (7,39%) lên 222,81 điểm. UPCoM-Index cũng tăng 4,28 điểm (5,5%) lên 82,05 điểm.
Khối tự doanh của các công ty chứng khoán cũng có sự đóng góp vào việc củng cố tâm lý nhà đầu tư và đưa thị trường đi lên trong tháng 5. Cụ thể, khối tự doanh tiếp tục mua ròng 788 tỷ đồng trên toàn thị trường, tăng 8% so với tháng 4. Như vậy, khối tự doanh đã mua ròng trong cả 5 tháng đầu năm 2023 với tổng giá trị 2.517 tỷ đồng.
Khối tự doanh tập trung mua ròng ở sàn HoSE và UPCoM với giá trị hơn 527 tỷ đồng (giảm 47% so với tháng trước) và 437 tỷ đồng (gấp 4,7 lần tháng 4). Trong khi đó, dòng vốn này đẩy mạnh bán ròng 176 tỷ đồng ở sàn HNX.
Hai chứng chỉ quỹ ETF gồm FUEVFVND và E1VFVN30 chia sẻ hai vị trí dẫn đầu về giá trị mua ròng của khối tự doanh với giá trị lần lượt 451 tỷ đồng và 309 tỷ đồng. Với hai quý ETF nội có quy mô lớn nhất trên, lực cầu từ khối tự doanh đã “đỡ” lại đáng kể dòng tiền bán chứng chỉ quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và các nhóm khác. Riêng trong tháng 5, khối ngoại đã bán ròng lần lượt 166 tỷ đồng chứng chỉ quỹ FUEVFVND và 80 tỷ đồng tại quỹ E1VFVN30.
Dựa trên giao dịch chứng chỉ lưu ký (DR - Depositary Receipt) dựa trên chứng chỉ quỹ của hai quỹ này trên Sở Giao dịch chứng khoán Thái Lan (SET) cũng cho thấy trạng thái rút vốn khi số lượng chứng chỉ lưu ký đã giảm mạnh kể từ tháng 2/2023.
![]() |
Các chứng khoán được khối tự doanh mua/bán ròng nhiều nhất trong tháng 5. |
Không riêng chứng chỉ quỹ, một số cổ phiếu cũng được khối tự doanh giải ngân tương đối lớn. EIB cũng được dòng vốn này mua ròng 247 tỷ đồng. Cổ phiếu TBD gây bất ngờ khi được khối tự doanh mua ròng 208 tỷ đồng và toàn bộ được thực hiện thông qua phương thức thỏa thuận. Chiều ngược lại, DNP đứng đầu về giá trị bán ròng của khối tự doanh với 143 tỷ đồng. Các mã gồm TCB, PET và GMD đều có giá trị bán ròng trên 100 tỷ đồng.
Diễn biến giao dịch của khối tự doanh đi ngược với dòng vốn nhà đầu tư nước ngoài. Trong tháng 5, khối ngoại bán ròng tổng cộng 3.150 tỷ đồng, tăng vọt so với mức 1.475 tỷ đồng của tháng 4. Khối ngoại bán ròng tập trung ở sàn HoSE với giá trị tăng 11% so với tháng trước và ở mức 3.077 tỷ đồng.
Hàng loạt cổ phiếu lớn bị khối ngoại bán ròng mạnh trong tháng 5, trong đó, CTG bị bán ròng mạnh nhất với với 866 tỷ đồng. EIB cũng bị bán ròng 779 tỷ đồng. Hai mã VNM và NVL bị bán ròng lần lượt 736 tỷ đồng và 334 tỷ đồng. Chiều ngược lại, STG được mua ròng rất mạnh với gần 1.300 tỷ đồng và hầu hết đến từ thỏa thuận.
-
Cục Thuế thông tin về thời điểm hoàn thuế cho Samsung -
Vận hành KRX là điểm quan trọng hướng tới nâng hạng thị trường trong năm 2025 -
Hà Nội thu ngân sách nhà nước quý I đạt gần 50% dự toán năm 2025 -
VN-Index giảm 82,28 điểm sáng 3/4: Cẩn trọng, tránh hoảng loạn; dài hạn còn chờ đàm phán -
Thuế quan đối ứng: 46 và 90% -
Cổ phiếu HNG được giao dịch nhiều nhất trên UPCoM trong 5 tháng liên tiếp -
Hé lộ kế hoạch phá kỷ lục của công ty chứng khoán
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort