Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 15 tháng 10 năm 2024,
Không chọn nhà thầu cho các gói thầu chưa bố trí vốn
Thu Trang - 08/05/2015 12:58
 
Đây là yêu cầu của TP Hà Nội trong chỉ đạo mới đây nhằm thực hiện các kiến nghị của Thanh tra Chính phủ về quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng từ nguồn vốn Ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ.

Theo đó, TP Hà Nội yêu cầu các dự án trong danh mục kế hoạch phải thực hiện theo mức vốn kế hoạch đã giao, không yêu cầu nhà thầu ứng vốn thi công khi chưa được bố trí vốn hoặc ứng vốn thi công vượt kế hoạch vốn đã bố trí.

1
Hà Nội yêu cầu Không tổ chức chọn nhà thầu cho các gói thầu chưa bố trí vốn

Ngoài ra, không tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu chưa được bố trí vốn, lập và điều chỉnh kế hoạch đấu thầu theo đúng tiến độ và kế hoạch vốn được phân bố cho từng dự án. Kiểm soát chặt chẽ việc phê duyệt dự án đầu tư, chỉ phê duyệt khi có nguồn vốn, rà soát, đánh giá các dự án đầu tư, tập trung bố trí nguồn lực đối với các dự án có hiệu quả, dự án cấp bách.

UBND TP giao Sở Xây dựng sửa đổi việc thẩm tra hồ sơ thiết kế đối với các công trình cấp III trở lên theo hướng phân cấp cho các phòng chuyên môn cấp huyện để thẩm tra thiết kế một số công trình do UBND cấp huyện quyết định đầu tư để giảm áp lực đối với Sở chuyên ngành và đẩy nhanh tiến độ dự án.

Đối với những dự án đã kết thúc trước năm 2005 nhưng thiếu, thất lạc hồ sơ pháp lý, hồ sơ hoàn công, không có quyết toán A-B, TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị báo cáo để Sở Tài chính phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Kho bạc Nhà nước Hà Nội tổng hợp, đề xuất báo cáo UBND TP xử lý dứt điểm.

Theo kết quả thanh tra chuyên đề diện rộng về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ đầu năm nay, Thanh tra Chính phủ cho biết, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thành lập 644 đoàn thanh tra, tiến hành thanh tra 12.546 dự án, công trình với tổng mức đầu tư là gần 144.873 tỷ đồng.

Kết quả cho thấy chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư còn thấp, các dự án và tổng mức đầu tư phải điều chỉnh nhiều lần, tiến độ thực hiện dự án chậm làm phát sinh tăng tổng mức đầu tư. Việc phê duyệt, điều chỉnh tổng mức đầu tư chưa đảm bảo, chưa chính xác do việc khảo sát không sát với thực tế, phải điều chỉnh đơn giá tiền lương, tiền công, giá nguyên vật liệu, chi phí dự phòng không được tính đúng, tính đủ dẫn đến nhiều dự án phải điều chỉnh tổng mức đầu tư.

Tại một số tỉnh, việc phân bổ vốn đối ứng cho các dự án sử dụng nguồn vốn ODA chưa kịp thời, nhu cầu vốn đối ứng để thực hiện dự án theo cam kết với nhà tài trợ là rất lớn trong khi ngân sách địa phương quá hạn hẹp do đó không thể bố trí đủ vốn đối ứng theo trách nhiệm và tỷ lệ.

Đáng chú ý, một số tỉnh, thành phố chưa bố trí đủ vốn cho các dự án, công trình đã hoàn thành, bàn giao và dự án đang thi công dở dang nhưng vẫn khởi công các công trình mới dẫn đến nợ đọng xây dựng cơ bản.

Một loạt dự án tỷ USD ngấp nghé vào Việt Nam
Sự suy giảm của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm khiến dư luận không khỏi băn khoăn. Song việc một...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư