Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Không để Sân bay Long Thành tăng áp lực nợ công
Anh Minh - 24/10/2014 08:11
 
() Việc Quốc hội sẽ thảo luận cho ý kiến, nhưng chưa tiến hành thông qua Báo cáo đầu tư Dự án Đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành tại Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XIII được đông đảo cử tri đánh giá là quyết định hợp lý, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Siêu dự án sân bay Long Thành: Không lo thiếu vốn
Kỳ họp của những quyết sách quan trọng
Thứ trưởng Bộ Giao thông xin lỗi Đại sứ Nhật Bản vì nhầm lẫn nguồn vốn
Chưa quyết nghị về Cảng hàng không quốc tế Long Thành
Không 'xẻ thịt' Tân Sơn Nhất để 'tiếp máu' cho Sân bay Long Thành

Được biết, việc chưa thông qua chủ trương đầu tư siêu dự án có khái toán tổng mức đầu tư giai đoạn I lên tới 7,8 tỷ USD này được đưa ra trong phiên họp trù bị và đã nhận được đa số phiếu thuận của các đại biểu Quốc hội. Trước đó, trong dự kiến chương trình Kỳ họp thứ tám, Quốc hội đã từng cân nhắc thảo luận, cho ý kiến để bỏ phiếu thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án vào những phiên họp cuối cùng.

  Không để Sân bay Long Thành tăng áp lực nợ công  
  Quốc hội sẽ thảo luận cho ý kiến, nhưng chưa thông qua Báo cáo đầu tư Dự án sân bay Long Thành  

Phải khẳng định rằng, tại kỳ họp này, Chính phủ chưa trình Quốc hội phê duyệt Dự án Đầu tư xây dựng cảng sân bay Long Thành để triển khai ngay, mà mới dừng ở việc xin chủ trương đầu tư - bước đi đầu tiên trong quy trình pháp lý để triển khai một công trình quan trọng quốc gia.

Theo tính toán của chủ Dự án Đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành, với số vốn ODA khoảng 2,07 tỷ USD cho giai đoạn I, kế hoạch giải ngân dự kiến từng năm cho thấy, tác động từ các khoản vay của Dự án lên GDP là không đáng kể, đặc biệt là trong giai đoạn 2016 - 2019 (làm tăng nợ công khoảng 0,091%). Tuy nhiên, do mới là phương án huy động vốn sơ bộ, tổng mức đầu tư mới dừng ở mức khái toán, nên chi phí đầu tư xây dựng, cũng như phần vốn vay ODA, hoặc ORC do doanh nghiệp vay có bảo lãnh Chính phủ tham gia Dự án hoàn toàn có thể thay đổi, hoặc tăng lên, hoặc giảm đi.

Trên thực tế, mặc dù có nhiều chuyển biến tích cực trong việc kiểm soát chi phí khi hai đại dự án giao thông do Bộ Giao thông - Vận tải quản lý (là dự án mở rộng Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên) chắc chắn dư vốn, nhưng rất nhiều công trình khác do doanh nghiệp và chính quyền một số địa phương làm chủ đầu tư đang bị đội vốn nghiêm trọng. Các dự án lớn như tuyến Metro Bến Thành – Suối Tiên, đường bộ cao tốc Hà Nội - Hải Phòng… tăng tổng mức đầu tư từ 1 tỷ USD lên hơn 2 tỷ USD là những ví dụ rõ ràng nhất.

Trong bối cảnh nguồn vốn ngân sách nhà nước ngày càng hạn hẹp, đầu tư cho các công trình hạ tầng cấp bách thời gian tới sẽ tiếp tục phải dựa vào nguồn vốn ODA hoặc trái phiếu công trình, vốn vay thương mại có bảo lãnh Chính phủ, việc kiểm soát chặt chẽ chi phí xây dựng gắn với tổng rà soát, cân đối với tổng nợ công, khả năng trả nợ cần được các bộ, ngành triển khai thực hiện sớm.

Đây cũng là vấn đề được các đại biểu Quốc hội, đông đảo cử tri cả nước yêu cầu chủ đầu tư các đại dự án hạ tầng cần làm rõ trong các bước nghiên cứu, triển khai tiếp theo, để các công trình dù được đánh giá là cần thiết, có tính lan tỏa cao này không để lại gánh nặng nợ quá lớn cho thế hệ mai sau.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư