-
Suy đa tạng vì ăn tiết canh lợn -
Tin mới y tế ngày 9/9: Không để thiếu thuốc, tăng giá sau bão số 3 -
Kỹ thuật mới giúp trẻ mắc tim bẩm sinh ít đau đớn -
Nhiều học sinh, sinh viên mắc bệnh hiểm nghèo được chi trả bảo hiểm y tế số tiền lớn -
Vẫn loay hoay quy định quản lý giá thuốc -
Đề xuất thanh toán bảo hiểm y tế cho điều trị vô sinh, hiếm muộn
Điều này dẫn đến nguy cơ xảy ra các biến chứng trầm trọng, gây khó khăn trong quá trình điều trị, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
“Chung sống hòa bình” 10 năm với căn bệnh viêm gan B mạn tính nhờ tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị, thế nhưng, chỉ vì tâm lý mải vui Tết đón Xuân, ông Nguyễn Xuân P. (45 tuổi, ở Hà Nội) lập tức phải nhập viện ngay đêm 30 Tết trong tình trạng mệt mỏi, ăn uống kém, vàng mắt, vàng da.
Ảnh minh họa. |
Theo lời ông P., ông có tiền sử viêm gan B mạn tính đang điều trị thuốc kháng virus theo phác đồ 10 năm nay. Tuy nhiên, thời gian dài không thấy xuất hiện các triệu chứng bệnh cùng tâm lý mải mê sắm sửa đón Tết, ông chủ quan bỏ thuốc điều trị hơn 1 tháng và gặp hậu quả như vậy.
Trực tiếp thăm khám cho bệnh nhân, TS.Ngô Chí Cương, Trưởng khoa Nội, Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết, đây là đợt cấp của viêm gan B mạn do đột ngột dừng thuốc thuốc kháng virus, lượng virus HBV trong cơ thể bệnh nhân bùng phát với tải lượng lớn khiến cơ thể không đủ sức đề kháng chống lại.
Trường hợp trên, nếu bệnh nhân không đến thăm khám và được can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến suy gan, hôn mê gan, mất chức năng gan và nặng nề nhất là tử vong nếu không được ghép gan.
Theo Bộ Y tế, các bệnh mạn tính không lây nhiễm như tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp, đột quỵ… là nguyên nhân khiến 40 triệu người trên thế giới tử vong mỗi năm.
Mắc bệnh mạn tính cần xác định chung sống với bệnh cả đời, chỉ một phút lơ là có thể đối mặt với nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Thấu hiểu tâm lý chung của người dân thường bỏ bê sức khỏe trong dịp Tết, TS.BS Ngô Chí Cương chỉ ra 5 chìa khóa người mắc bệnh cần tuân thủ để đảm bảo kiểm soát tốt bệnh.
Theo đó, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị. Nhiều trường hợp bệnh nhân mắc bệnh mạn tính tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ cùng khả năng đáp ứng thuốc tốt có thể sống khỏe mạnh như người bình thường.
Bởi vậy, để thành công trong quá trình điều trị bệnh cần sự kỷ luật, kiên trì tuyệt đối của người bệnh với phác đồ điều trị bác sĩ đưa ra.
Trong kỳ nghỉ Tết dài ngày, người bệnh cần tuân thủ dùng thuốc đều đặn và đúng liều, đặc biệt không tự ý thay thế bằng thuốc nam, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc.
Nếu phải di chuyển ra ngoài du xuân, chúc Tết, đừng quên mang theo thuốc để tránh gây gián đoạn hiệu quả điều trị.
Bên cạnh đó, cần sử dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Mâm cao cỗ đầy cùng những món “chỉ Tết mới được ăn" dễ dàng khiến người bệnh nuông chiều bản thân và vô tình lãng quên chế độ dinh dưỡng cần tuân thủ.
Tuy nhiên, trong điều trị các bệnh mạn tính, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy quá trình điều trị hiệu quả hơn.
Tùy từng loại bệnh, mức độ, biểu hiện bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Chẳng hạn, người mắc tiểu đường cần lựa chọn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, người mắc tim mạch nên hạn chế các thực phẩm giàu chất béo bão hòa, người mắc gút được khuyến cáo kiêng thực phẩm chứa nhiều axit uric…
Thực tế, nhiều trường hợp chủ quan không tuân thủ chế độ dinh dưỡng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả điều trị bệnh, gây tốn kém chi phí và biến chứng nguy hại đến sức khỏe.
Duy trì luyện tập thể dục thể thao. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, hoạt động thể chất được coi là đơn thuốc vàng trong điều trị bệnh mạn tính.
Việc rèn luyện thể thao đều đặn, phù hợp với thể trạng cơ thể, tình hình bệnh lý giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, nâng cao sức bền và kiểm soát tốt cân nặng
Kỳ nghỉ Tết kéo dài khiến cơ thể trở nên “ì ạch", các thói quen luyện tập thông thường dễ dàng bị phá bỏ, tuy nhiên người mắc bệnh mạn tính cần duy trì thực hiện các hoạt động thể chất xuyên suốt dịp lễ để bảo vệ sức khỏe.
Hạn chế tối đa uống rượu, bia. Ngày Tết sum vầy, cùng nâng ly rượu, bia chúc sức khỏe là nét văn hóa truyền thống lâu đời của người Việt.
Thế nhưng, với những người mắc bệnh mạn tính cần hạn chế tối đa các loại thức uống này bất kể dịp Lễ Tết nào.
Người mắc bệnh gan nạp quá nhiều rượu, bia sẽ gây tổn hại trực tiếp đến tế bào gan, người mắc Gout tăng nguy cơ bùng phát đợt Gout cấp của bệnh, đồng thời tác động lên thành mạch gây biến chứng suy tim, xơ hóa tim đối với những người mắc bệnh tim mạch…
Ngoài ra, rượu có thể giảm hiệu quả và tăng tác dụng phụ không mong muốn của một số loại thuốc người bệnh đang sử dụng.
Đi khám ngay nếu gặp vấn đề sức khỏe bất thường. Theo quan niệm dân gian, nhiều người thường truyền tai nhau việc tránh đi bệnh viện những ngày đầu năm mới, bởi lo sợ cả năm sẽ gặp những chuyện không may mắn.
Tuy nhiên, khi gặp vấn đề bất thường, việc trì hoãn đợi qua Tết mới thăm khám là điều “tối kỵ" với các bệnh nhân mắc bệnh mạn tính bởi diễn biến bệnh có thể trở nặng bất cứ lúc nào, gây nhiều nguy hiểm đến tính mạng.
Chuyên gia khuyến cáo người dân cần lập tức đến các cơ sở y tế gần nhất để được xử trí, kiểm soát tình trạng bệnh kịp thời.
-
Nhiều học sinh, sinh viên mắc bệnh hiểm nghèo được chi trả bảo hiểm y tế số tiền lớn -
Lần đầu tiên ghi nhận ca mắc cúm gia cầm ở người không tiếp xúc với động vật -
Vẫn loay hoay quy định quản lý giá thuốc -
Đề xuất thanh toán bảo hiểm y tế cho điều trị vô sinh, hiếm muộn -
Kiểm soát dịch sởi, vẫn khó vì tiêm chủng thấp? -
Liên tiếp trường hợp tử vong do bệnh dại -
Phòng chống ngộ độc thực phẩm những ngày mưa bão
- NashTech tự hào đón nhận giải thưởng "Nơi làm việc tốt nhất châu Á" lần thứ tư liên tiếp
- Chính thức khai trương siêu thị FujiMart mới tại TTTM Diamond Plaza, 25 Lê Văn Lương, Hà Nội
- Nisshin Seifun Welna ra mắt sản phẩm tiêu dùng đa dạng tới người tiêu dùng Việt
- Gala Tiếng Việt thân thương 2024 “Lời quê hương - Lời sắt son”
- TTC AgriS góp mặt trong Top 500 Fortune Đông Nam Á, tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế
- Tiềm năng từ “đòn bẩy kép” đầu tư của Lagoona Bình Châu Resort Village