Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 21 tháng 12 năm 2024,
Không phải giải pháp thần kỳ
Thùy Liên - 10/06/2013 06:28
 
Hôm nay (10/6), Quốc hội chính thức lấy phiếu tín nhiệm 47 chức danh chủ chốt. Làm thế nào để các Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đưa ra quyết định chính xác với lá phiếu của mình, liệu có sự nể nang trong bỏ phiếu? Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM), Phó chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư điện tử - baodautu.vn về vấn đề này.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM)

Thưa ông, lấy phiếu tín nhiệm là một hoạt động mới, lần đầu tiên diễn ra tại nghị trường. Theo ông, đâu là những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng lá phiếu?

Trước đây, Hiến pháp đã quy định, ĐBQH có quyền bỏ phiếu, lấy phiếu tín nhiệm, song đến nay chúng ta mới thực hiện.

Tôi cho rằng, lấy phiếu tín nhiệm là việc cần thiết và đáng hoan nghênh. Lấy phiếu và bỏ phiếu tín nhiệm là đỉnh cao của hoạt động giám sát, chất vấn của ĐBQH.

Theo đó, các chức danh chủ chốt nếu không hoàn thành nhiệm vụ, thì Quốc hội sẽ có biện pháp, chế tài xử lý đủ mạnh.

Tuy nhiên, lấy phiếu tín nhiệm là việc làm mới, quy trình, thủ tục cũng mới, nên có thể chưa hoàn toàn chặt chẽ. Các đại biểu cũng gặp nhiều khó khăn để đưa ra quyết định với lá phiếu của mình.

Thứ nhất, đa phần các ĐBQH chưa thấu hiểu, để có thể đánh giá chính xác tín nhiệm cao, vừa hay thấp với các chức danh chủ chốt và gặp nhiều khó khăn trong thu thập thông tin. Dù những cá nhân trong danh sách lấy phiếu tín nhiệm đã có báo cáo gửi ĐBQH, song đây chỉ là một kênh thông tin, các báo cáo này không thể hiện hết được tất cả vấn đề.

Ngoài báo cáo này, ĐBQH còn phải thu thập các nguồn thông tin nhiều chiều khác, trong đó có thông tin từ báo chí, từ đó xử lý thông tin, nhằm đưa ra quyết định của mình. Trong danh sách những người lấy phiếu tín nhiệm, mỗi người có hoàn cảnh khác nhau, có chức danh khác nhau, nên có người sẽ có nhiều thông tin, có người có rất ít thông tin.

Thứ hai, có những vị trong danh sách lấy phiếu tín nhiệm có nhiều chức danh khác nhau: vừa là ủy viên Trung ương, vừa là quan chức chính phủ, vừa là ĐBQH…, khiến các ĐBQH không biết phải bỏ phiếu tín nhiệm đánh giá họ ở cương vị nào.

Thứ ba, trong số hơn 40 lãnh đạo chủ chốt được đem ra lấy phiếu tín nhiệm, đa phần các vị này đều là ĐBQH, đều được tham gia bỏ phiếu. Một số người đều là thành viên Chính phủ, hoặc công tác trong các ủy ban với nhau. Vì vậy, dễ có chuyện xuê xoa, nể nang lẫn nhau, tôi bỏ phiếu cho anh, anh bỏ phiếu cho tôi. Tôi không nói là một số người sẽ bắt tay thỏa thuận với nhau, song chuyện nể nang, thông cảm với nhau là có.

Đó là những thách thức ảnh hưởng đến lá phiếu của các ĐBQH.

Nhiều người dự báo, kết quả lấy phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt lần đầu tiên này sẽ có kết quả “tròn trịa”. Nếu kết quả các chức danh đều được tín nhiệm cao, đây có phải là điều đáng ngạc nhiên không, thưa ông?

Nếu tất cả các chức danh được lấy phiếu tín nhiệm đều được bỏ phiếu cao, theo tôi, điều này chứng tỏ không có trường hợp nào vi phạm nghiêm trọng đến mức đáng bị bỏ phiếu tín nhiệm thấp.

Tuy nhiên, nếu có những cán bộ chủ chốt có bằng chứng vi phạm quá nặng, tôi tin các ĐBQH sẽ sử dụng quyền của mình, không bỏ phiếu tín nhiệm các vị này. Tất nhiên, như tôi đã nói, kết quả lấy phiếu chỉ phản ánh được một phần chất lượng cán bộ.

Còn nếu có trường hợp nhận được quá ít phiếu tín nhiệm, theo ông, họ có nên thực hiện văn hóa từ chức?

Nếu khả năng này xảy ra, thì thực hiện theo đúng quy trình của Nghị quyết lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm. Cụ thể, trường hợp nào có kết quả tín nhiệm dưới 50% trong 2 năm liên tục, sẽ bị chuyển sang bỏ phiếu.

Còn trường hợp nào có 2/3 đại biểu không tín nhiệm, thì một là từ chức, hai là chuyển sang bỏ phiếu. Người nào có 20% số đại biểu yêu cầu bỏ phiếu tín nhiệm, thì cũng sẽ chuyển sang bỏ phiếu.

Ai chịu áp lực lấy phiếu tín nhiệm?
Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, Phó chủ nhiệm Ủy ban...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư