Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Khu công nghệ cao TP.HCM tự tin thu hút đầu tư “vượt mốc” 500 triệu USD
Hồng Sơn - 16/08/2018 08:57
 
Ông Lê Hoài Quốc, Trưởng Ban quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM (SHTP) cho biết như vậy tại buổi thông tin về 3 hội nghị quốc tế về công nghệ cao sắp được tổ chức.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Online – baodautu.vn về tình hình thu hút vốn đầu tư đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), ông Lê Hoài Quốc cho biết, từ đầu năm đến nay, SHTP đã thu hút được 3 dự án FDI. Trong đó, đáng chú ý là Dự án nhà máy sản xuất do Công ty TNHH Samil Pharmaceutical (Hàn Quốc) làm chủ đầu tư. Dự án này có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD, được xây dựng  trên diện tích 7.500 m2, với mục tiêu phát triển và sản xuất thuốc nhỏ mắt (đơn liều và đa liều); nghiên cứu, phát triển và sản xuất thuốc đặc trị sau phẫu thuật mắt, thuốc tế bào gốc để chữa bệnh mắt…

SHTP đề ra kế hoạch năm nay sẽ thu hút đầu tư được 500 triệu USD. Kết quả hiện nay là chưa đạt kỳ vọng song sẽ có chuyển biến lớn trong thời gian từ nay đến cuối năm.

.
.

“SHTP kỳ vọng sẽ thu hút đầu tư vượt khoảng 100 triệu USD so với kế hoạch đề ra trong năm nay là 500 triệu USD”, ông Quốc nói và cho rằng, cơ sở của sự tự tin này là do nhiều dự án FDI có vốn đầu tư đăng ký lớn đang trong quá trình thương thảo thuận lợi và chuẩn bị được cấp phép.

Cụ thể, chỉ tính riêng Dự án của một doanh nghiệp Hoa Kỳ có mục tiêu hoạt động chuyên sản xuất pin đặc chủng dành cho ô tô điện, nếu được cấp phép và theo đúng như cam kết của nhà đầu tư thì số vốn đăng ký là khoảng 500 triệu USD.

Hay, Dự án đầu tư Khu phức hợp của một doanh nghiệp đến từ Nhật Bản hiện đang trong giai đoạn thương thảo cuối cùng, dự kiến sẽ được cấp phép trong thời gian tới có vốn đầu tư đăng ký là 250 triệu USD.

Liên quan đến việc tổ chức 3 hội nghị quốc tế về công nghệ cao tới đây, ông Quốc cho biết, các hội nghị này sẽ tập trung vào các chủ đề về nghiên cứu ứng dụng vật liệu mới, thiết kế chế tạo hệ thống vi cơ điện tử (MEMS), Robot và Trí tuệ nhân tạo.

Cụ thể, Hội nghị “Ứng dụng công nghệ nano và vật liệu mới” sẽ diễn ra vào ngày 31/8/2018 tại SHTP, dự kiến có sự tham gia của 12 diễn giả là những nhà nghiên cứu hàng đầu về lĩnh vực công nghệ và vật liệu nano đến từ Nhật Bản, Hoa Kỳ, Singapore và Việt Nam.

Trong đó, có Giáo sư Sumio Iijima (Đại học Meijo, Nhật Bản) người đã phát minh ra vật liệu carbon nanotube ở Nhật Bản năm 1991, đặt nền móng cho sự ra đời và phát triển một cách thần kỳ của công nghệ và vật liệu nano không chỉ ở Nhật Bản mà còn trên toàn thế giới; Giáo sư Munir Nayfeh (Đại học Illinois, Hoa Kỳ) người đã phát minh ra vật liệu nano silicon có tính chất phát quang và được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực y sinh học và trị liệu ung thư; Giáo sư Eiichi Tamiya (Đại học Osaka, Nhật Bản) chuyên gia nghiên cứu hàng đầu về lĩnh vực nano cảm biến sinh học ở Nhật Bản và trên thế giới.

Diễn đàn MEMS sẽ diễn ra vào ngày 28/9/2018 với chủ đề chính là “Nắm bắt xu hướng nuôi dưỡng sáng tạo” và 4 chủ đề phiên song song: Hướng đến Thương mại hóa sản phẩm MEMS từ kết quả hoạt động nghiên cứu và triển khai. Những chính sách thu hút đầu tư nhằm phát triển ngành công nghiệp MEMS. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành công nghiệp MEMS. Vai trò của Quỹ đầu tư mạo hiểm trong sự phát triển hệ sinh thái MEMS.

Hội nghị Quốc tế Thường niên Khu Công nghệ cao năm 2018 với chủ đề: “Robot và Trí tuệ nhân tạo” sẽ diễn ra vào ngày 16-17/11/2018 tại SHTP, gồm 1 phiên chính với chủ đề chính là “Robot và Trí tuệ nhân tạo” và 3 chủ đề phiên song song: Sự tương tác giữa Con người và Robot trong thời đại công nghiệp 4.0. Robot và trí tuệ nhân tạo cho thành phố thông minh. Việt Nam trong thời đại Robot và trí tuệ nhân tạo.

Khu công nghệ cao TP.HCM hợp tác với đối tác Hàn Quốc
Trong khuôn khổ của Hội nghị quốc tế thường niên Khu công nghệ cao TP.HCM lần thứ IV với chủ đề “Ứng dụng công nghệ và vật liệu nano”, Ban...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư