-
Thu hút đầu tư FDI của Đà Nẵng còn "khiêm tốn" so với tiềm năng -
TP.HCM ban hành quy trình thanh toán quỹ đất BT, dự án đình trệ sắp được “giải cứu” -
Lấy ý kiến thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án vành đai 4 TP.HCM -
Tập đoàn Sunwah tìm cơ hội đầu tư tại Bình Dương -
Đề xuất bổ sung 1.600 tỷ đồng để đầu tư 4 nút giao thông lớn tại TP.HCM -
Hải Phòng thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển
Khu công nghiệp Đông Mai (thuộc KKT ven biển Quảng Yên) đã có nhiều nhà máy sản xuất và hạ tầng khá hoàn chỉnh để đón các nhà đầu tư |
Lợi thế KKT ven biển
Quy hoạch KKT ven biển Quảng Yên được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hồi cuối năm 2020, là tiền đề giúp nơi đây trở thành thỏi nam châm thu hút các nhà đầu tư đến với Quảng Ninh.
Theo quyết định, Khu kinh tế ven biển Quảng Yên nằm ở phía Tây Nam tỉnh Quảng Ninh, với diện tích 13.303 ha, gồm khu phức hợp đô thị, công nghiệp, công nghệ cao tại TP. Uông Bí và thị xã Quảng Yên, có diện tích 6.403,7 ha. Trong đó, TP. Uông Bí 2.551 ha, thuộc 5 phường là Phương Nam, Phương Đông, Yên Thanh, Quang Trung và Trưng Vương; thị xã Quảng Yên 3.852,7 ha, thuộc 8 xã, phường là Đông Mai, Minh Thành, Sông Khoai, Cộng Hòa, Hiệp Hòa, Yên Giang, Tân An và Hoàng Tân. Khu dịch vụ cảng biển, cảng biển, công nghiệp và đô thị Đầm Nhà Mạc nằm hoàn toàn trên địa bàn thị xã Quảng Yên với diện tích 6.899,3 ha thuộc các phường, xã Nam Hòa, Yên Hải, Phong Cốc, Phong Hải, Tiền Phong, Liên Vị và Liên Hòa.
KKT này sở hữu vị trí địa lý mang tính chiến lược khi nằm trong tam giác phát triển mạnh về kinh tế miền Bắc là Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh. Với đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng (dài 24,6 km), Hà Nội - Hải Phòng (dài 105,5 km) và cầu Bạch Đằng, doanh nghiệp sẽ dễ dàng kết nối với các tỉnh, thành phố xung quanh. Ngoài ra, hoạt động giao thương và vận chuyển cũng rất thuận tiện di chuyển đến hai sân bay Vân Đồn và Cát Bi.
Với mạng lưới giao thông được đầu tư đồng bộ, Quảng Yên đang trở thành điểm trung chuyển hàng hóa lý tưởng tại miền Bắc. Bên cạnh đó, địa thế của khu vực phù hợp với việc xây dựng cảng bến bãi, kho hàng, khu công nghiệp (KCN), hoạt động dịch vụ cảng, logistics giúp hoạt động giao thương vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu qua địa bàn thị xã đa dạng, có lợi thế trở thành trạm trung chuyển quốc tế. Hội tụ nhiều yếu tố trên đã tạo đà phát triển năng động cho Quảng Yên và hứa hẹn trở thành địa bàn thu hút nhiều nhà đầu tư lớn của tỉnh.
Ông Trần Đức Thắng, Chủ tịch UBND thị xã Quảng Yên cho biết: “Trong tương lai KKT ven biển Quảng Yên sẽ là hạt nhân, động lực tăng trưởng mới của tuyến phía Tây và tỉnh Quảng Ninh, được phát triển theo mô hình thành phố thông minh với các khu đô thị - công nghiệp - dịch vụ - cảng biển thông minh, hiện đại. Hiện, thị xã Quảng Yên có 5 khu công nghiệp được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động, đóng góp rất quan trọng cho tăng trưởng kinh tế của địa phương. Quảng Yên cũng là địa phương thu hút được nhiều nhà đầu tư quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo của Quảng Ninh”.
Hút dòng vốn lớn
Nhờ những chính sách hỗ trợ hấp dẫn, KKT ven biển Quảng Yên đã trở thành một điểm đến đầu tư dành cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. KKT ven biển Quảng Yên hiện có 5 dự án đầu tư thứ cấp, gồm 3 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là 899,23 triệu USD và 2 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư là 5.661 tỷ đồng (chưa bao gồm 4 dự án hạ tầng khu công nghiệp thuộc địa bàn KKT ven biển Quảng Yên).
Trong đó, có 2 dự án lớn của Công ty TNHH Công nghiệp Jinko Solar (Việt Nam) là Dự án công nghệ tấm silic Jinko Solar Việt Nam (365,6 triệu USD) và Dự án công nghệ tế bào quang điện Jinko Solar PV Việt Nam (500 triệu USD) tại KCN Sông Khoai.
Trong năm 2021, Tập đoàn Vingroup đã chính thức khởi công Dự án Khu đô thị phức hợp Hạ Long Xanh, vốn đầu tư khoảng 10 tỷ USD. Đây là dự án tổ hợp khu đô thị phức hợp đa năng, mang bản sắc ven biển gắn với khu nghỉ dưỡng sinh thái, sân golf và dịch vụ được xây dựng trên diện tích 4.109,64 ha, phần lớn thuộc địa bàn thị xã Quảng Yên (3.186 ha).
Tập đoàn Foxconn - tập đoàn xếp thứ 24 trong nhóm 500 tập đoàn lớn nhất toàn cầu, là nhà cung ứng, sản xuất linh kiện chính cho các “ông lớn” công nghệ như Apple, Motorola, Nokia, Sony và HP... cũng đã đầu tư vào KCN Đông Mai. Nhà đầu tư này đã đi vào sản xuất ổn định và đang có kế hoạch mở rộng quy mô dự án trong giai đoạn 2023 - 2024 để nâng công suất hoạt động của nhà máy.
Tập đoàn Amata (Thái Lan) thì chọn Quảng Yên để thực hiện dự án thứ ba của mình tại Việt Nam là Amata City Hạ Long, với tổng vốn đầu tư gần 2 tỷ USD. Giai đoạn đầu của dự án là KCN Sông Khoai (thị xã Quảng Yên) đã được khởi công từ cuối năm 2018, có quy mô 714 ha, đã thu hút được những nhà đầu tư thứ cấp lớn đến xây dựng nhà máy.
Theo ông Nguyễn Văn Nhân, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đô thị Amata Hạ Long, Tập đoàn Amata đã nhận thấy Quảng Ninh có rất nhiều tiềm năng, lợi thế, nhất là thị xã Quảng Yên. Địa phương này có lợi thế của “người đi sau”, khi có hạ tầng tốt, đặc biệt là hạ tầng giao thông kết nối, quỹ đất rộng, gần cảng nước sâu Lạch Huyện, cũng có vị trí thuận lợi để xây dựng cảng biển riêng. “Ngay từ những ngày đầu đến nghiên cứu tại Quảng Ninh, Amata đã xác định đây là dự án lớn nhất mà Tập đoàn triển khai tại Việt Nam, cả về quy mô đất (diện tích nghiên cứu gần 5.800 ha) lẫn quy mô vốn (gần 2 tỷ USD)”, ông Nhân cho hay.
DEEP C cũng nhận thấy những ưu thế vượt trội của địa phương và chính sách ưu đãi thuế tại KKT ven biển Quảng Yên, nên đã đầu tư quy mô lớn vào khu vực này. Đây là một đơn vị phát triển bất động sản công nghiệp hàng đầu đến từ Bỉ, cung cấp cho doanh nghiệp nhiều lựa chọn, bao gồm đất công nghiệp và nhà xưởng, nhà kho xây sẵn hoặc xây theo yêu cầu. Tính đến nay, DEEP C đã đầu tư 2 KCN tại Quảng Yên là KCN Nam Tiền Phong và KCN Bắc Tiền Phong, với tổng diện tích lên đến 1.680 ha.
Đầu năm 2022, Công ty Phát triển Công nghiệp BW đã chính thức công bố dự án mới tại KCN Bắc Tiền Phong, nằm trong KCN DEEP C Quảng Ninh tại thị xã Quảng Yên. Theo đó, Công ty BW sẽ xây dựng khu nhà xưởng xây sẵn với tổng quy mô lên đến 74.000 m2. Nguồn cung bất động sản công nghiệp chất lượng cao từ đó sẽ được bổ sung, đáp ứng yêu cầu khắt khe của các nhà đầu tư thứ cấp.
Đánh giá về thế mạnh thu hút đầu tư của Quảng Yên, ông Bruno Jaspaert, Tổng giám đốc Khu công nghiệp DEEP C cho biết: “Dưới góc nhìn của một nhà đầu tư thì KCN, KKT Quảng Yên có vị trí độc đáo để chúng tôi phát triển một hệ thống sinh thái khu công nghiệp gắn liền với cảng biển, thay vì KCN đơn thuần. Khi đưa ra quyết định về địa điểm đầu tư, kết nối hạ tầng giao thông và ưu đãi thuế là những yếu tố tiên quyết mà nhà đầu tư quan tâm. Với gói ưu đãi thuế sắp có hiệu lực, hệ thống hạ tầng kết nối khu vực và quốc tế được nâng cấp bằng hàng loạt dự án trọng yếu, Quảng Yên đáp ứng cả hai yếu tố cần và đủ nói trên”.
Tiếp tục hoàn thiện hạ tầng để đón dòng vốn FDI mới
Cùng với đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, Quảng Yên quan tâm làm tốt công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch; tiếp tục hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, trọng tâm là hạ tầng giao thông, khu kinh tế, công nghiệp, đô thị... tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, tạo lập thế trận bờ - biển - thềm lục địa liên hoàn, vững chắc.
Quảng Ninh đang tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thành Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế ven biển Quảng Yên đến năm 2040; điều chỉnh Quy hoạch chung thị xã Quảng Yên đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050, để thu hút nhà đầu tư lớn vào các lĩnh vực logistics, dịch vụ hậu cần cảng biển... Tích cực huy động các nguồn lực, thực hiện đa dạng hóa các hình thức đầu tư, xây dựng các tuyến đấu nối Tỉnh lộ 331B với 338; đường từ nút giao Chợ Rộc đến nút giao Phong Hải. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng tuyến đường ven sông từ đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đến tỉnh lộ 338 tại xã Hiệp Hòa; đường nối cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đến Khu công nghiệp Sông Khoai; đường kết nối thị xã Quảng Yên với TP. Hải Phòng.
Trong chiến lược phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Ninh còn ưu tiên phát triển khu dịch vụ hậu cần sau cảng và logistics tại Quảng Yên với quy mô 3.000 - 5.000 ha, từng bước hoàn thiện các tiện ích sẵn có và nâng tầm lợi thế cạnh tranh của một khu kinh tế.
Với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế tạo hay hậu cần, việc tìm kiếm địa điểm gần cảng biển, cảng hàng không và các tuyến cao tốc để đặt nhà máy, kho xưởng luôn là vấn đề ưu tiên. Việc này sẽ đáp ứng khả năng tiếp cận thị trường nội địa và quốc tế, cũng như hỗ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu và tiết kiệm được chi phí vận chuyển.
Ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh cho biết: “Trong thời gian ngắn, dòng vốn lớn đã chảy liên tục vào KKT ven biển Quảng Yên. Sự đồng bộ về hạ tầng cùng chiến lược kinh tế bài bản tại KKT ven biển Quảng Yên sẽ giúp vùng đất này trở thành cửa ngõ giao thương quan trọng của tỉnh Quảng Ninh, khu vực đồng bằng sông Hồng và hướng tới là cửa ngõ giao thương quốc tế. Từ đó góp phần xây dựng Quảng Yên trở thành thành phố trước năm 2025; là trung tâm công nghiệp, dịch vụ cảng biển và logistics, đạt đô thị loại II trước năm 2030; là động lực tăng trưởng tích cực và bền vững của tỉnh Quảng Ninh”.
-
Đề xuất bổ sung 1.600 tỷ đồng để đầu tư 4 nút giao thông lớn tại TP.HCM -
Hải Phòng thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển -
Tiền Giang - cầu nối chiến lược giữa Đồng bằng sông Cửu Long và TP.HCM -
Thừa Thiên Huế quy hoạch thêm một Khu du lịch 445 ha tại huyện Phong Điền -
Thêm chính sách đột phá để đón “đại bàng” -
Sóc Trăng tăng cường xúc tiến đầu tư phát huy tiềm năng, lợi thế địa phương -
Điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án xây dựng cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 12A
- Vietcombank dẫn đầu toàn diện danh sách bình chọn nhà tuyển dụng được ưa thích và nơi làm việc tốt nhất năm 2024
- "Xây Tết" của Coteccons được vinh danh giải thưởng Ý tưởng vì cộng đồng tại Human Act Prize 2024
- Lộ diện đơn vị phân phối độc quyền khu căn hộ Stown Gateway
- VTC Academy ra mắt không gian học tập mới: Bước chuyển mình trong đào tạo nhân lực ngành công nghệ cao
- Bất động sản tại khu vực nào của Bình Định sẽ “tăng nhiệt” năm 2025?
- Meey Group mong muốn “bắt tay” với các đối tác Đức nghiên cứu, phát triển ứng dụng quản lý dữ liệu đất đai