Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Kịch bản đáp ứng nguồn thực phẩm tết 2020
Thu Phương - 26/12/2019 21:36
 
Trước dịp tiêu thụ thực phẩm lớn nhất trong năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã lên nhiều kịch bản ứng phó đảm bảo nguồn cung ứng thực phẩm tết 2020.
.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra kịch bản tái đàn đảm bảo nguồn cung thịt lợn.

Kịch bản tái cơ cấu đàn và bổ sung nguồn cung từ các thực phẩn khác

Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi, số lợn bị tiêu hủy quá lớn từ tháng 5 đến tháng 8/2019 (tiêu hủy cao nhất trong tháng 5/2019 là 1,27 triệu con, tháng 6 là 957,1 5 ngàn con, tháng 7 là 883,7 ngàn con và tháng 8 là 724,7 ngàn con) đã ảnh hưởng đáng kể đến nguồn cung thịt lợn cho tiêu dùng trong nước các tháng cuối năm 2019 và đầu năm 2020.

Vậy để đảm bảo nguồn cung, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa ra kịch bản tái đàn đảm bảo nguồn cung thịt lợn từ căn cứ chu kỳ nuôi lợn thịt (trung bình 5-6 tháng/lứa) và chu kỳ sinh sản lợn nái (trung bình 6 tháng/lứa). Ngoài ra, căn cứ thời điểm khống chế bệnh dịch của các địa phương đi vào dần ổn định từ tháng 10/2019 và tái đàn…

Kịch bản 1: Các cơ sở được công bố hết dịch và chủ động tái đàn ngay từ tháng 10/2019 (đầu quý 4/2019) theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp. Các trang trại lớn tiếp tục kiểm soát tốt bệnh dịch tả lợn Châu Phi và thực hiện đúng kế hoạch sản xuất; ... nguồn cung thịt lợn cho thị trường sẽ được bổ sung từ cuối quý 1/2020 và từ quý 2/2020, sản lượng thịt lợn xuất chuồng sẽ tiếp tục được tăng lên.

Riêng 17 doanh nghiệp chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn và an toàn với tổng đàn nái hiện tại 501,2 ngàn con (tăng 19,7% so với cùng kỳ năm 2018) cho phép xuất chuồng 220-230 ngàn tấn thịt lợn hơn vào quý 1/2020.  Các quý tiếp theo tương ứng tăng khoảng 40-65 ngàn tấn sẽ đáp ứng phần nào sự thiếu hụt nguồn cung cho nhu cầu trong nước.

Kịch bản 2: Các cơ sở được công bố hết bệnh dịch tả lợn Châu Phi thận trọng khi tháng 12/2019 tình hình dịch được khống chế cơ bản và tái đàn từ quý 1/2020 (trường hợp này đang gặp ở một số địa phương). Còn các trang trại lớn tiếp tục kiểm soát tốt và phát triển sản xuất đúng kế hoạch; .... nguồn cung thịt lợn cho thị trường sẽ được bổ sung từ cuối quý 2/2020.

Kịch bản 3: Nếu vì lý do nào đó bệnh dịch bùng phát trở lại và lây lan trên diện rộng, việc tái đàn không hiệu quả; các doanh nghiệp lớn bị ảnh hưởng, ... nguồn cung thịt lợn cho thị trường sẽ có nguy cơ bị khủng hoảng nặng.

Cùng với các kịch bản tái đàn được đặt ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã quyết liệt  tái cơ cấu ngành chăn nuôi, tăng sản phẩm thịt gia cầm và gia súc ăn cỏ, thuỷ hai sản để bù đắp cho sự thiếu hụt của thịt lợn.

Cụ thể, trong năm 2019 thịt gia cầm tăng 15% và thịt gia súc ăn cỏ tăng 4,4% so với năm 2018 ước khoảng 180 ngàn tấn thịt hơi (tương đương 125 ngàn tấn thịt xẻ), trứng gia cầm tăng 12% so với năm 2018 (khoảng 1,4 tỷ quả), thủy hải sản đều tăng

Nói về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết: Với việc đàn gia cầm, đại gia súc và thủy sản tăng mạnh, có thể khẳng định rằng, tổng lượng thực phẩm cho nhu cầu cuối năm và đầu năm tới rất dồi dào. Hiện nay, tổng đầu lợn theo báo cáo của các tỉnh hiện còn khoảng 25 triệu con, trong đó đàn nái là 2,7 triệu con; đàn lợn giống cụ kỵ, ông bà còn 109 nghìn con. Số lượng lợn này cơ bản đáp ứng đủ cho nhu cầu nhân giống phục vụ tái đàn lợn.  

Các doanh nghiệp lớn có chuỗi sản xuất thịt lợn như các công ty CP, Masan, Mavin,... đã và đang mở rộng hàng trăm điểm bán thịt lợn chất lượng, an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm tại nhiều tỉnh, thành phố để phục vụ nhu cầu người tiêu dùng.

Tuy nhiên, do thịt lợn là thực phẩm thiết yếu và kịch bản 1 là tốt nhất, Bộ cũng xem xét triển khai các giải pháp tăng nguồn cung từ việc nhập khẩu thịt tại các thị trường an toàn và giá phù hợp đáp ứng cho tiêu dùng trong nước hiện nay đến hết quý 1/2020.

.
Cần đảm bảo khâu thương mại, không để trục lợi, găm hàng.

Kiểm soát tình trạnh buôn bán tự phát qua biên giới 

Còn về giải pháp kiểm soát giá thịt lợn tăng cao, theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, trước hết là phải tăng cường sản xuất. Đây là giải pháp chắc nhất, bền vững nhất và hiệu quả nhất. Các nhóm sản phẩm khác đều phải tăng, không chỉ tăng không chỉ cho tiêu dùng mà còn cho xuất khẩu.

Giải pháp tiếp theo, các cơ quan chức năng cần vào cuộc mạnh mẽ tăng cường kiểm soát, ngăn chặn tình trạng buôn bán tự phát qua biên giới để không chỉ đảm bảo nguồn cung trong nước mà chính là an toàn dịch bệnh, không để lây nhiễm qua các con đường. Cùng với đó là cần đảm bảo khâu thương mại, không để trục lợi, găm hàng.

Cuối cùng, trong chiến lược phát triển chăn nuôi mới sẽ cần làm sao phát triển hài hòa cơ cấu các nhóm thực phẩm, để đảm bảo kinh tế, an toàn sinh học, đồng thời cân đối dinh dưỡng trong bữa ăn. “Không thể nào cơ cấu bữa ăn mà 70% thực phẩm trên mâm cơm là thịt lợn. Cái này cần phải đẩy mạnh tuyên truyền để thay đổi nhận thức của người tiêu dùng chuyển hướng sang tiêu dùng hài hòa với các thực phẩm khác”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.

Việt Nam đã nhập khẩu 54.000 tấn thịt lợn trong 10 tháng
Theo dự báo, Việt Nam thiếu khoảng 200.000 tấn thịt lợn các tháng cuối năm. Để đảm bảo cung cầu, Chính phủ dự kiến cho nhập khẩu thịt và...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư