
-
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025: Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác của BRICS
-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025
-
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt
-
TP. Hải Phòng tăng trưởng đạt 11,2% trong 6 tháng đầu năm 2025
-
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng làm Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam - Lào -
Quảng Ngãi kiện toàn các nhân sự chủ chốt cấp tỉnh
![]() |
. |
Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến tổ chức kỳ họp thứ 9 của Quốc hội theo hình thức họp trực tuyến kết hợp với họp tập trung tại Nhà Quốc hội.
Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, ngày 14/4 đã gửi đến các vị đại biểu Quốc hội thông báo về kỳ họp thứ 9.
Theo thông lệ kỳ họp thứ nhất của năm sẽ khai mạc vào ngày 20/5 hàng năm và kéo dài khoảng trên dưới 1 tháng tại Nhà Quốc hội.
Năm nay, trong tình hình đai dịch Covid - 19 đang diễn biến phức tạp, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho rằng việc chuẩn bị, tổ chức, tiến hành kỳ họp trong cần được cân nhắc kỹ.
Căn cứ các quy định của pháp luật, tình hình thực tế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến tổ chức kỳ họp thứ 9 theo hình thức họp trực tuyến kết hợp với họp tập trung tại Nhà Quốc hội.
Kỳ họp dự kiến khai mạc trong khoảng 20 đến 25-5/2020 và chia thành hai đợt.
Đợt 1 họp trực tuyến (dự kiến trong khoảng 5 đến 7 ngày) qua cầu truyền hình từ Nhà Quốc hội đến 63 Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đại biểu Quốc hội ở địa phương nào sẽ tham dự ở điểm cầu tại địa phương đó. Đại biểu công tác tại Hà Nội (dự kiến khoảng 165 người) tham gia tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội và sẽ bố trí khoảng cách ngồi phù hợp để bảo đảm yêu cầu của phòng, chống dịch.
Thông báo cũng nêu rõ, việc thực hiện họp trực tuyến vẫn tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành về kỳ họp Quốc hội.
Về thực tiễn đã có nhiều hội nghị trực tuyến được tổ chức từ trụ sở Nhà Quốc hội đến 63 tỉnh, thành phố. Thực tế cho thấy chất lượng truyền hình ảnh, âm thanh khá tốt, có thể đáp ứng được yêu cầu phục vụ họp Quốc hội. Văn phòng Quốc hội đang khẩn trương phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan rà soát, tiếp tục nghiên cứu nâng cao chất lượng hệ thống trực tuyến, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin và nâng cấp phần mềm biểu quyết được cài đặt trên thiết bị di động của đại biểu Quốc hội.
Nội dung của đợt 1 là họp trù bị, khai mạc kỳ họp; những nội dung không mật đã được chuẩn bị kỹ lưỡng (như các dự án luật đã được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8...); xem xét, quyết định một số vấn đề cấp thiết, như Hiệp định EVFTA hoặc một số chính sách, giải pháp liên quan đến phòng, chống, khắc phục hậu quả của dịch bệnh…
Thời gian phát biểu, tranh luận của đại biểu theo quy định hiện hành. Đại biểu tại 63 điểm cầu ở địa phương đăng ký phát biểu qua đường dây nóng, bảo đảm các cuộc gọi đăng ký được thông suốt, không bị nghẽn mạng, kịp thời chuyển đến Chủ tọa điều hành.
Việc biểu quyết thông qua chương trình kỳ họp tại phiên trù bị được thực hiện bằng hệ thống điện tử (qua ứng dụng cài đặt trên thiết bị di động). Trường hợp có những nội dung cấp thiết cần Quốc hội sớm quyết định có thể áp dụng một trong hai hình thức biểu quyết theo quy định: bằng hệ thống điện tử (qua ứng dụng cài đặt trên thiết bị di động); bỏ phiếu kín (ghi phiếu và gửi về Ủy ban Thường vụ Quốc hội).
Đợt hai, sau khi công bố kết thúc dịch, sẽ mời đại biểu Quốc hội về họp tập trung trong khoảng 7 đến 10 ngày để xem xét các nội dung mật, biểu quyết thông qua luật, nghị quyết; bế mạc kỳ họp,...
Tổng thư ký Quốc hội cho biết, tại phiên họp thứ 44 (dự kiến khai mạc ngày 20/4/2020), Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét tổng thể công tác chuẩn bị, tổ chức kỳ họp để quyết định triệu tập kỳ họp và gửi xin ý kiến đại biểu Quốc hội về dự kiến chương trình kỳ họp thứ 9.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị các Đoàn đại biểu Quốc hội và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp, có cách thức phù hợp để đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri, vừa bảo đảm yêu cầu công tác phòng, chống dịch bệnh, vừa kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng ý kiến, kiến nghị của cử tri và tình hình thực tế ở địa phương; kiến nghị, đề xuất phương án để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

-
Bắc Ninh ngàn năm văn hiến - Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới -
Đổi tên 2 trường đại học tại TP. Hà Nội -
Quảng Ngãi kiện toàn các nhân sự chủ chốt cấp tỉnh -
Thu ngân sách nhà nước nửa đầu năm 2025 đạt mức tăng trưởng vượt trội -
Quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Brazil -
Nửa đầu năm 2025, tăng trưởng của TP.HCM mới đạt 6,56% -
Nghệ An làm việc với Tập đoàn SK (Hàn Quốc) thu hút đầu tư
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower