-
Agribank tài trợ tín dụng cho Sofitel Sapa và quần thể nghỉ dưỡng Mường Hoa -
Thủ tướng chỉ đạo xử lý thông tin nhà máy xi măng thua lỗ -
Viettel Post lập công ty tại Quảng Tây; Digiworld chia tách Digiworld Venture; 911 mở thêm công ty -
Thái Bình: Điểm sáng trong thu hút đầu tư FDI và kỳ vọng bứt phá năm 2025 -
Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem dự kiến vận hành cuối năm 2026 -
Tiết kiệm chi phí nuôi tôm, đồng hành bảo vệ môi trường với ADVANCE PRO
Startup "chết hụt" này vừa nhận được cam kết tài trợ 1,1 tỷ USD từ tập đoàn SoftBank của Nhật Bản. Ảnh: AFP |
WeWork hôm nay 24/9 cho biết startup này sẽ bán quyền kiểm soát chi nhánh WeWork Trung Quốc cho Công ty đầu tư tư nhân Trustbridge Partners, trong một động thái thoái lui khỏi thị trường Trung Quốc đầy cạnh tranh trong khi tỷ lệ lấp đầy ở mức thấp.
Thỏa thuận này giúp WeWork Trung Quốc "dứt áo" với công ty mẹ ở New York một cách hiệu quả, bởi công ty này đang gặp thách thức lớn trong huy động vốn kể từ khi kế hoạch chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) năm 2019 thất bại.
Theo thỏa thuận, WeWork sẽ là cổ đông thiểu số và hưởng lợi tức từ WeWork Trung Quốc, đồng thời thu về khoản phí sử dụng thương hiệu hàng năm.
Với thỏa thuận này, WeWork Trung Quốc được bơm vốn 200 triệu USD từ các nhà đầu tư hiện tại của WeWork, startup này cho biết. Ông Michael Jiang của nhà đầu tư Trustbridge Partners sẽ nắm quyền giám đốc điều hành WeWork Trung Quốc.
Trước đó, Reuters đưa tin hồi tháng 1/2020 rằng Trustbridge và nhà đầu tư thuộc sở hữu nhà nước Temasek Holdings (Singapore) đã tiến hành đàm phán với WeWork Trung Quốc về việc tăng vốn góp để nắm quyền sở hữu đa số tại chi nhánh này.
WeWork lỡ kế hoạch IPO vào năm 2019 do nhà đầu tư lo ngại về những thua lỗ "khủng" cũng như mô hình kinh doanh và cách thức điều hành startup này. Giám đốc điều hành, đồng sáng lập WeWork, ông Adam Neumann, sau đó đã từ chức.
Sau sự ra đi của Adam Neumann, WeWork có những thay đổi căn bản trong quản lý nội bộ, nhưng startup tai tiếng này vẫn dính vào các vụ kiện, điển hình là việc cựu CEO Adam Neumann kiện SoftBank sau khi tập đoàn này hủy thỏa thuận mua lại cổ phần của ông và các cổ đông khác tại WeWork trị giá 3 tỷ USD.
Tháng trước, kỳ lân "chết hụt" này cho biết nó đã cắt giảm một nửa mức độ đốt tiền so với cuối năm ngoái và giành được cam kết tài trợ 1,1 tỷ USD từ SoftBank của Nhật Bản.
Trong khi đó, SoftBank phải liên tục bán bớt tài sản để huy động vốn sau khi vung tay chi tiêu vào cuối thập niên trước. Trong tháng này, SoftBank sẽ bán lại công ty con Arm Holdings (Anh) cho "gã khổng lồ" công nghiệp bán dẫn Nvidia của Mỹ với giá 40 tỷ USD. Hãng thiết kế chip xử lý Arm Holdings bị SoftBank thâu tóm vào năm 2016 với giá 23,4 tỷ bảng (31,4 tỷ USD); đây là thương vụ M&A doanh nghiệp lớn nhất của một công ty công nghệ châu Âu tính đến thời điểm đó.
-
Agribank tài trợ tín dụng cho Sofitel Sapa và quần thể nghỉ dưỡng Mường Hoa -
Thủ tướng chỉ đạo xử lý thông tin nhà máy xi măng thua lỗ -
Viettel Post lập công ty tại Quảng Tây; Digiworld chia tách Digiworld Venture; 911 mở thêm công ty -
Thái Bình: Điểm sáng trong thu hút đầu tư FDI và kỳ vọng bứt phá năm 2025
-
Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem dự kiến vận hành cuối năm 2026 -
Tiết kiệm chi phí nuôi tôm, đồng hành bảo vệ môi trường với ADVANCE PRO -
Năm 2029, Hoà Phát sẽ sản xuất thép đường ray phục vụ Dự án Đường sắt tốc độ cao -
Khai thác FTA thúc đẩy xuất khẩu, chống gian lận xuất xứ hàng hóa -
Sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Không để thủ tục hành chính kém thuận lợi hơn -
KITA Group: Từ đơn vị M&A đến Nhà kiến tạo những dự án “đình đám” -
Nhiều doanh nghiệp đặt kế hoạch kinh doanh tăng trưởng hai con số
- Tập đoàn YTL cam kết đầu tư dài hạn tại Việt Nam
- ELCOM (ELC) liên tiếp trúng thầu nhiều dự án trọng điểm với tổng giá trị hơn 300 tỷ đồng
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”
- Nutifood mang xuân yêu thương đến nhiều hoàn cảnh khó khăn
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng