-
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh -
Ngộ độc thực phẩm làm 21 người tử vong trong năm 2024 -
Tiêm vắc-xin sởi nhằm tránh dịch bùng phát, lây lan mạnh -
Phát hiện ung thư xương từ dấu hiệu đau gót chân -
Chính sách kiểm soát thuốc lá toàn cầu: Thách thức và kinh nghiệm cho Việt Nam -
Hóa chất độc hại trong thuốc lá nung nóng và nguy cơ đối với thế hệ trẻ
Bà N.T.H.Y, 60 tuổi, ở Quảng Ninh tìm được hạnh phúc sau nhiều năm sống chung với bệnh parkinson. Đó là trường hợp của bà N.T.H.Y, 60 tuổi, ở Quảng Ninh được chẩn đoán parkinson từ 7 năm trước.
Triệu chứng khởi đầu là tay chân cử động chậm sau đó có các triệu chứng đóng băng (hiện tượng cứng đơ không cử động được theo ý muốn), xuất hiện những triệu chứng loạn động ở tay và dáng đi, ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống, hơn hết là tâm lý chán nản, tự ti, tách biệt với mọi người xung quanh.
TS.Trần Đình Văn, Khoa Phẫu thuật Thần kinh I, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thăm khám cho bệnh nhân sau phẫu thuật. |
Thăm khám, đánh giá thang điểm về rối loạn vận động của bệnh nhân Y., bác sĩ Ngô Thị Huyền, Khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, bệnh nhân có thang điểm rối loạn vận động khi dùng thuốc và khi không dùng thuốc chênh lệch 33-35%, phim chụp cộng hưởng từ có hình ảnh điển hình của bệnh lý parkinson.
Bà Y. được hội đồng nội khoa và ngoại khoa của Trung tâm Phẫu thuật thần kinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đưa ra kết luận bệnh lý parkinson vô căn, có chỉ định đặt điện cực kích thích não sâu hai bên.
TS.Trần Đình Văn, Khoa Phẫu thuật Thần kinh I, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trực tiếp thực hiện ca phẫu thuật cho bệnh nhân N.T.H.Y chia sẻ, bệnh nhân đã được các bác sỹ tư vấn rất kỹ lưỡng, hướng dẫn các diễn biến trong mổ để có thể hợp tác tốt nhất với ê kíp phẫu thuật.
Bởi đây là phẫu thuật rất đặc biệt - phẫu thuật thức tỉnh. Trong suốt quá trình phẫu thuật, bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo để có thể kiểm tra các triệu chứng vận động và hiệu quả của điều trị trong mổ. Sự tỉnh táo cao nhất của bệnh nhân sẽ góp phần vào thành công cuộc mổ.
Đặc biệt, ca phẫu thuật này còn ứng dụng hệ thống AI (trí tuệ nhân tạo) hỗ trợ trong việc xác định chính xác toạ độ đạt điện cực. Bệnh nhân cũng được sử dụng các trang thiết bị hiện đại nhất trong mổ như hệ thống máy định sinh lý thần kinh phát hiện sóng hoạt động của các nhân xám trung ương, khung định vị chính xác toạ độ…
Ca phẫu thuật diễn ra trong vòng 10 giờ đồng hồ với sự tham gia ê kíp phẫu thuật viên: Bác sĩ gây mê, bác sĩ nội thần kinh, kỹ thuật viên của địa sinh lý thần kinh cùng đánh giá bệnh nhân trong phẫu thuật.
Theo dõi kết quả sau phẫu thuật, bà Y. đã có những thay đổi tích cực trong việc kiểm soát các triệu chứng như: Run tay chân, cải thiện tốc độ, độ chính xác các chuyển động của cơ thể, tinh thần lạc quan hơn.
Bác sỹ Văn khuyến cáo, sau phẫu thuật, người bệnh parkinson cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sỹ để theo dõi, đánh giá tình trạng sau mổ, đảm bảo hiệu quả tối ưu.
Bên cạnh đó, người bệnh cần tăng cường chế độ dinh dưỡng, thực hiện các biện pháp tập luyện thể dục thể thao, vật lý trị liệu, tâm lý trị liệu để cải thiện sự linh hoạt cũng như chất lượng cuộc sống.
-
Chiến dịch tuyên truyền chống thuốc lá thế hệ mới: Cấp thiết vì sức khỏe cộng đồng -
Tin mới y tế ngày 24/12: Mổ não thức tỉnh với rô bốt trí tuệ nhân tạo -
Tiêm vắc-xin sởi nhằm tránh dịch bùng phát, lây lan mạnh -
Bộ Y tế đưa ra cảnh báo về tình trạng ngộ độc rượu -
Phát hiện ung thư xương từ dấu hiệu đau gót chân -
Chính sách kiểm soát thuốc lá toàn cầu: Thách thức và kinh nghiệm cho Việt Nam -
Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ Dr.Han bị xử phạt
- Four Points by Sheraton Hà Giang chính thức ra mắt
- Giáng sinh đầu tiên của cư dân khu đô thị trung tâm thành phố Cao Bằng
- Khơi mạch nguồn yêu thương
- KPMG công bố Báo cáo CEE 2024: Kết nối công nghệ và con người để nâng tầm trải nghiệm khách hàng
- Agribank và Trung tâm RAR - Bộ Công an ký kết triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID trên Agribank Plus
- VPBank 5 năm liên tiếp được Mastercard vinh danh nhiều giải thưởng danh giá