-
Grab cam kết thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh tế số tại Việt Nam -
Để “chuyển đổi kép” trở thành nhu cầu tất yếu của doanh nghiệp -
Xây dựng cơ sở dữ liệu về các dân tộc thiểu số Việt Nam -
Thông qua Nghị quyết thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội -
Câu chuyện AI của doanh nghiệp nhỏ và vừa làm nóng Tết Doanh nhân -
Đổi mới sáng tạo để thu hút đầu tư vào mạng lưới khu công nghiệp Việt Nam
Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (C4IR) tại TP.HCM vừa chính thức được khánh thành vào sáng ngày 25/9 với kỳ vọng đây sẽ là nơi hợp tác nghiên cứu, đề xuất chính sách, huy động nguồn lực, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực chuyển đổi công nghiệp.
Trong khuôn khổ của Diễn đàn Kinh tế TP.HCM năm 2024 diễn ra cùng ngày, nhiều chuyên gia, doanh nghiệp đã có những phân tích vai trò C4IR tại TP.HCM gắn với chuyển đổi số công nghiệp.
Ông Kyriakos Triantafyllidis, Trưởng phòng Tăng trưởng và Chiến lược, Trung tâm Sản xuất Tiên tiến và Chuỗi Cung ứng (WEF) đánh giá trong bối cảnh tái cấu trúc chuỗi giá trị toàn cầu, các nền kinh tế đang xây dựng khả năng phục hồi bằng cách củng cố hệ sinh thái sản xuất trong nước đồng thời duy trì các vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu.
C4IR TP.HCM là thành viên hệ sinh thái của 19 Trung tâm cách mạng công nghiệp lần thứ tư toàn cầu nên có cơ hội nhận chuyển giao công nghệ, các bài học kinh nghiệm. Ảnh: Lê Toàn |
Là một phần của mạng lưới C4IR, C4IR tại TP.HCM sẽ tập hợp cộng đồng sản xuất để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi hệ sinh thái công nghiệp của mình bằng cách khai thác các công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Tuy nhiên, để trung tâm phát huy thế mạnh, C4IR tại TP.HCM cần tập trung vào 4 trụ cột hành động chính.
Đầu tiên là cần dự đoán và hiểu các xu hướng toàn cầu mới nhất ảnh hưởng đến sản xuất để thông báo cho việc phát triển và tinh chỉnh các chính sách, sáng kiến và chương trình công nghiệp.
Thứ hai là cùng phát triển những hiểu biết và sáng kiến mới đáp ứng nhu cầu của địa phương và có thể tăng cường năng lực trong nước dựa trên các công cụ và khuôn khổ phát hiện toàn cầu hiện có của Diễn đàn.
Thứ ba là thúc đẩy và xây dựng quan hệ đối tác nhiều bên liên quan giữa các nhà đổi mới, doanh nghiệp, chính phủ và các chuyên gia đi đầu trong quá trình chuyển đổi công nghệ.
Thứ tư là phát huy vai trò tích cực và nổi bật trong việc định hình chương trình nghị sự công nghiệp toàn cầu bằng cách làm sáng tỏ các ưu tiên, năng lực và thông lệ tốt nhất của quốc gia.
“C4IR tại TP.HCM sẽ thúc đẩy quá trình chuyển đổi công nghiệp của Việt Nam hướng tới nền kinh tế hiện đại, sáng tạo và xanh. Thúc đẩy đổi mới và công nghệ. Khuyến khích đổi mới, tự động hóa và chuyển đổi số. Thúc đẩy công công nghệ cao và tăng trưởng cao các ngành công nghiệp”, ông nói.
Là Trung tâm C4IR đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á, bà Ellina Roslan, Giám đốc Điều hành cấp cao, C4IR Malaysia cho biết, Trung tâm tại Malaysia vừa kỷ niệm 1 năm thành lập, trong năm đầu tiên hoạt động, C4IR Malaysia đã khẳng định được vai trò quan trọng của mình, minh chứng cho những đóng góp mà các tổ chức tương tự có thể mang lại trong việc thúc đẩy chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi năng lượng.
C4IR Malaysia đã xuất bản hai bài viết trên nền tảng Diễn đàn Kinh tế Thế giới, thể hiện tư duy lãnh đạo của Malaysia trong các lĩnh vực chuyển đổi năng lượng, phát triển bền vững, và chuyển đổi số.
Đồng thời, C4IR Malaysia cũng tích cực đóng góp vào việc xây dựng chính sách, tận dụng chuyên môn của Diễn đàn Kinh tế Thế giới để hỗ trợ phát triển đạo đức và quản trị AI tại Malaysia. Những đóng góp này không chỉ làm nổi bật cách tiếp cận đổi mới của Malaysia đối với các vấn đề cấp bách, mà còn định hình các cuộc thảo luận trong tương lai về các lĩnh vực chiến lược này.
Trong nước, C4IR Malaysia đã xây dựng hợp tác với các cơ quan chính phủ, lãnh đạo các ngành và các tổ chức học thuật quan trọng nhằm thúc đẩy việc ứng dụng các công nghệ của Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư.
Những quan hệ đối tác này đóng vai trò then chốt trong việc liên kết các nỗ lực ở mọi cấp tại Malaysia với các thông lệ tốt nhất trên toàn cầu, đảm bảo rằng Malaysia luôn tiên phong trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo.
Bà Ellina Roslan cũng nhìn nhận việc C4IR Việt Nam vừa ra mắt, nhiều cơ hội hợp tác giữa Malaysia và Việt Nam đang mở ra. Cả hai quốc gia đều chia sẻ khát vọng trong việc tận dụng các thành tựu công nghệ của Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, phát triển bền vững và sản xuất thông minh nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.
“Malaysia và Việt Nam có thể hợp tác phát hành các bài viết về tư tưởng lãnh đạo, tập trung vào các công nghệ mới nổi như AI, IoT và blockchain”, bà gợi ý, đồng thời nhìn nhận cả hai Trung tâm có thể chia sẻ các thực tiễn tốt nhất và tri thức về phát triển chính sách và quản trị công nghệ của Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi năng lượng, và sản xuất thông minh.
Nội dung hợp tác này mang lại lợi ích cho cả hai quốc gia, đặc biệt là trong việc phát triển lực lượng lao động có kỹ năng, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, chuyển đổi năng lượng và sản xuất thông minh. Các chương trình đào tạo chung, hội thảo chuyên sâu và chương trình trao đổi giữa các chuyên gia và sinh viên sẽ là cầu nối thúc đẩy hợp tác hiệu quả hơn nữa.
Cùng với sự gắn kết ngày càng chặt chẽ giữa các quốc gia ASEAN, Malaysia và Việt Nam có thể cùng nhau triển khai các sáng kiến hợp tác mang tính chiến lược trong lĩnh vực kinh tế số, năng lượng và sản xuất.
Cụ thể, hai nước có thể hài hòa các tiêu chuẩn cho thương mại số, thúc đẩy thương mại điện tử, phát triển hệ thống thanh toán số và hợp tác trong các dự án năng lượng tái tạo và sản xuất thông minh.
Là một trong những thành viên sáng lập C4IR, ông Nguyễn Hữu Tuấn, Phó giám đốc Viettel Solutions cho biết, Trung tâm đã xây dựng kế hoạch hoạt động chi tiết trong giai đoạn 2024 - 2027, thời kỳ bản lề với nhiều nội dung và mục tiêu quan trọng, nhằm xây dựng một nền tảng công nghệ bền vững cho TP.HCM và cả nước.
Trong đó, kế hoạch tập trung vào việc thúc đẩy ứng dụng công nghệ hiện đại vào trong sản xuất, nghiên cứu công nghệ, xây dựng chính sách và phát triển kinh tế.
Tuy vậy, để Trung tâm C4IR phát huy tốt vai trò, ông Tuấn đề xuất cơ quan quản lý nhà nước cần định hướng rõ ràng vê mục tiêu, tâm nhìn của Trung tâm C4IR, đảm bảo phù hợp với chiến lược phát triển chung của đất nước, đặc biệt là trong việc ứng dụng công nghệ 4.0. Đồng thời, cần ban hành các chính sách ưu đãi thuế, chính sách hỗ trợ vốn, chính sách phát triển nguồn nhân lực và chính sách phát triển hạ tầng số.
Ông cũng đề xuất cần huy động nguồn lực từ Tập đoàn Công nghệ lớn trong nước phối hợp cùng vai trò quản lý nhà nước, hỗ trợ thúc đẩy ứng dụng chuyển đổi số, lấy doanh nghiệp vừa và nhỏ làm trọng tâm.
-
Thiết lập Sàn giao dịch dữ liệu để thúc đẩy chuyển đổi số trong các ngành kinh tế -
Doanh nghiệp FDI tăng tốc nhắm đến kinh tế số Việt Nam -
Xây dựng cơ sở dữ liệu về các dân tộc thiểu số Việt Nam -
Thông qua Nghị quyết thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội -
Câu chuyện AI của doanh nghiệp nhỏ và vừa làm nóng Tết Doanh nhân -
Đổi mới sáng tạo để thu hút đầu tư vào mạng lưới khu công nghiệp Việt Nam -
Thúc đẩy kết nối, hợp tác chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo tại Việt Nam
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 8/10 -
2 Sẽ tổ chức lễ chuyển giao 2 ngân hàng 0 đồng -
3 Thủ tướng chỉ quyết định nhân sự doanh nghiệp nhà nước then chốt -
4 Bộ Kế hoạch và Đầu tư cập nhật kịch bản tăng trưởng 2024, quý IV phấn đấu đạt 7,6-8% -
5 Chặn đứng tội phạm “cổ cồn trắng” câu kết quan tham - Bài 4: Thiệt hại đến từng “tế bào của xã hội”
- BMB Steel được vinh danh tại giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
- Kiểm toán nhà nước Việt Nam và ACCA tăng cường hợp tác cùng phát triển bền vững
- GroupM Việt Nam lần đầu tiên vinh dự nhận giải thưởng HR Asia danh giá
- FPT Software giành giải Kiến tạo việc làm tại ESG Business Awards 2024
- Finest Future mang cơ hội học tập tại Phần Lan đến học sinh Việt Nam
- Gameloft Việt Nam: Văn hóa lấy con người làm trọng tâm