
-
CPI tháng 3/2025 giảm 0,03%
-
Xuất khẩu quý I là tiền đề để ngành nông nghiệp hoàn thành mục tiêu cả năm
-
Lo hàng dệt may đội giá, sức tiêu thụ tại thị trường Mỹ sẽ giảm 50-70%
-
Nghệ An đề nghị giảm phí qua trạm Bến Thủy 1 cho 11 phường, xã
-
Quý I/2025, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 14%, đạt 202,5 tỷ USD -
Giá xăng tăng lần thứ 3 liên tiếp
![]() |
Ảnh minh họa |
Diễn biến trong những tháng đầu năm
Trong 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu của Việt Nam đạt 124 tỷ USD, nhập khẩu 115 tỷ USD, xuất siêu trên 9 tỷ USD. Kết quả 5 tháng, xuất khẩu đạt 156,7 tỷ USD.
Xuất khẩu ghi nhận một số điểm vượt trội.
Một là, nếu cùng kỳ năm trước, xuất khẩu giảm sâu (-12,8%), thì 4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tăng khá cao (15,1%). Điều đó chứng tỏ, xuất khẩu hàng hóa đã phục hồi tăng trưởng.
Hai là, phục hồi tăng trưởng đạt được ở cả 2 khu vực. Khu vực kinh tế trong nước tăng cao hơn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (21% so với 12,2%). Điều này cho thấy, khu vực trong nước đã khai thác tốt hơn các nguồn hàng có thế mạnh từ trong nước và các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết, các thị trường lớn...
Ba là, sự phục hồi tăng trưởng đạt được ở nhiều mặt hàng chủ yếu. Trong 45 mặt hàng chủ yếu, có 38 mặt hàng tăng. Qua 4 tháng, có 21 mặt hàng đạt trên 1 tỷ USD, đặc biệt có 5 mặt hàng đạt trên 6,5 tỷ USD (máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; dệt may; giày dép).
Nhập khẩu đạt được những kết quả tích cực. Nếu cùng kỳ năm trước giảm sâu (-17,5%), thì kỳ này tăng khá (15,1%). Điều đó chứng tỏ nhu cầu nhập khẩu để đáp ứng sản xuất, đời sống ở trong nước đã cao lên, đồng thời tranh thủ khi giá nhập khẩu giảm.
Bốn là, xuất siêu kỳ này lớn hơn cùng kỳ cả về con số tuyệt đối (9,02 tỷ USD so với 7,64 tỷ USD), cả về tỷ lệ xuất siêu (7,3 % so với 7,1%). Xuất siêu tăng sẽ tiếp tục nâng cao vị thế của Việt Nam trong quan hệ buôn bán với nước ngoài, tăng sức hấp dẫn về kinh tế, góp phần vào các quan hệ về đầu tư, du lịch, ngoại giao, chính trị… với các nước.
Xuất siêu tăng làm tăng thặng dư cán cân thương mại, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, tăng dự trữ ngoại hối, bảo đảm an toàn tài chính quốc gia...
Kỳ vọng tiếp tục xuất siêu
Diễn biến trong 4 tháng và tháng 5 là tín hiệu khả quan để năm 2024 có thể đạt kỷ lục mới về quy mô xuất siêu. Giả thiết tốc độ tăng trong thời gian còn lại và cả năm bằng với tốc độ tăng trong 4 tháng đầu năm, thì cả năm 2024, Việt Nam xuất khẩu đạt 408 tỷ USD, nhập khẩu 377 tỷ USD, xuất siêu 31 tỷ USD (kịch bản 1).
Theo đó, xuất khẩu tăng 53,3 tỷ USD so với 2023 và cao nhất từ trước đến nay; nhập khẩu tăng 51 tỷ USD so với năm 2023 và cao nhất từ trước đến nay; xuất siêu tăng trên 2,7 tỷ USD và cũng cao nhất từ trước đến nay, với mức tăng 7,6% - thấp hơn một chút so với mức 8% của năm 2023.
Tuy nhiên, trong thời gian còn lại của năm 2024, xuất nhập khẩu, xuất siêu còn chịu những tác động của một số yếu tố quan trọng. Rõ nhất là tổng cầu trong nước có xu hướng cao lên, cả về đầu tư phát triển, cả về tiêu dùng cuối cùng và xuất khẩu khó tăng cao, nhập khẩu có thể không tăng thấp như những tháng đầu năm, nên xuất siêu khó có mức lớn như cách tính trên. Trong khi đó, tỷ giá VND/USD tăng cao hơn sẽ có lợi cho xuất khẩu, nhưng cũng làm cho đơn giá nhập khẩu tính bằng VND cao, nên sẽ hạn chế nhu cầu nhập khẩu... Do vậy, xuất nhập khẩu, xuất siêu năm 2024 có thể thấp hơn, theo kịch bản 2: xuất khẩu đạt 406 tỷ USD, nhập khẩu 277 tỷ USD, xuất siêu 29 tỷ USD.
Nếu dự đoán trên là đúng thì xuất siêu năm 2024 có một số điểm đáng lưu ý:
Thứ nhất, năm 2024 là năm thứ 9 liên tiếp, Việt Nam xuất siêu.
Mức xuất siêu năm 2024 sẽ là mức cao nhất từ trước tới nay, vượt xa các kỷ lục trước đây (2020 là trên 19,8 tỷ USD, 2023 là gần 28,3 tỷ USD).
Thứ hai, xuất siêu đạt được trong điều kiện xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng (khác với năm trước, tuy xuất siêu, nhưng xuất, nhập khẩu đều giảm, trong đó nhập khẩu giảm nhiều hơn xuất khẩu).
Thứ ba, xuất siêu tăng sẽ góp phần tăng GDP sản xuất (với mục tiêu cao hơn nhiều so với thực hiện năm trước: 6-6,5% so với 5,05%); cải thiện cán cân thanh toán, tăng dự trữ quốc tế để bảo đảm an toàn tài chính quốc gia.

-
Xuất khẩu quý I là tiền đề để ngành nông nghiệp hoàn thành mục tiêu cả năm -
Bộ Công thương giao chỉ tiêu kích cầu tiêu dùng năm 2025 -
Lo hàng dệt may đội giá, sức tiêu thụ tại thị trường Mỹ sẽ giảm 50-70% -
Nghệ An đề nghị giảm phí qua trạm Bến Thủy 1 cho 11 phường, xã -
Quý I/2025, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 14%, đạt 202,5 tỷ USD -
Việt Nam nên nhập khẩu hàng hóa nhiều hơn từ Mỹ -
Ít bị ảnh hưởng bởi biến động thế giới, chăn nuôi lợn còn nhiều dư địa tăng trưởng
-
1 Nhiều ngân hàng chia cổ tức "khủng" bằng tiền mặt
-
2 Góc nhìn TTCK 7/4 - 11/4: Còn dư chấn thương chiến, cân nhắc điều chỉnh chiến lược đầu tư
-
3 Bộ Tài chính cập nhật kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025
-
4 Mô hình TOD tại TP.HCM thu hút nhiều nhà đầu tư
-
5 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển