
-
Sabeco sẽ tăng cổ tức lên 50%, đặt mục tiêu lợi nhuận 4.835 tỷ đồng
-
Có 8 cổ đông nắm giữ gần 32% vốn MSB
-
VN-Index giữa cú sốc thuế quan: Thời điểm kiểm chứng bản lĩnh đầu tư
-
Cục Thuế thông tin về thời điểm hoàn thuế cho Samsung
-
VN-Index giảm 82,28 điểm sáng 3/4: Cẩn trọng, tránh hoảng loạn; dài hạn còn chờ đàm phán -
Cổ phiếu HNG được giao dịch nhiều nhất trên UPCoM trong 5 tháng liên tiếp
![]() |
. |
Tiếp tục làn sóng năm 2019
Hai trong 3 công ty vừa công bố kế hoạch mua cổ phiếu quỹ đăng ký mua tới 20-30% tổng lượng cổ phiếu niêm yết gồm Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Cường Thuận IDICO (mã CTI) mua 30% vốn và Công ty cổ phần Bất động sản và Đầu tư VRC (mã VRC) mua tối đa 20% vốn.
Với tỷ lệ mua vượt 25%, Cường Thuận IDICO phải thực hiện thủ tục chào mua công khai, ấn định giá mua ở mức 22.100 đồng/cổ phiếu. Dự kiến, số tiền bỏ ra để mua 18,9 triệu cổ phiếu là gần 418 tỷ đồng.
VRC đăng ký mua nhiều nhất 10 triệu cổ phiếu, tương đương khoảng 75 tỷ đồng nếu tính theo thị giá cổ phiếu đóng cửa hôm cuối tuần trước. Cổ phiếu của doanh nghiệp này đã tăng kịch trần trong 4 phiên và vừa điều chỉnh nhẹ về 7.500 đồng/cổ phiếu.
Mới đây, Tổng công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Xây dựng (DIC Group, mã DIG) vừa thông qua phương án mua tối đa 15 triệu cổ phiếu quỹ. Dù chỉ dự kiến mua tối đa 4,78% lượng cổ phiếu đang lưu hành, nhưng số tiền DIC Group cần bỏ ra cũng lên tới 203 tỷ đồng.
Nếu mua được lượng cổ phiếu tối đa như đăng ký, thì với giá cổ phiếu đóng cửa ngày 21/2, tổng số tiền mà 3 doanh nghiệp trên bỏ vào thị trường để mua lại cổ phiếu của chính mình xấp xỉ 700 tỷ đồng.
Thị trường chứng khoán năm 2019 chứng kiến hàng loạt thương vụ mua cổ phiếu quỹ, với giá trị lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Riêng 2 doanh nghiệp “nhà Vin” gồm Vinhomes, VincomRetail đã bỏ vào thị trường hơn 7.500 tỷ đồng; Vietjet cũng chi tới 2.350 tỷ đồng. Tổng cộng, hơn 13.000 tỷ đồng được các doanh nghiệp bơm ra thị truờng để mua lại cổ phiếu của chính mình. Cùng với gần 4.100 tỷ đồng thu về khi bán ra, giao dịch cổ phiếu quỹ đặc biệt sôi động trong năm qua.
Tiền đâu đầu tư?
Cường Thuận IDICO chưa từng thực hiện mua cổ phiếu quỹ trước đây. Tuy nhiên, nhìn lại 5 năm qua, tốc độ tăng vốn của doanh nghiệp này khá nhanh, từ 330 tỷ đồng lên 630 tỷ đồng. Hai đợt tăng vốn chính phát hành thêm 18 triệu cổ phiếu đều thông qua hình thức phát hành riêng lẻ. Hiện các cổ đông lớn của doanh nghiệp này chủ yếu là các quỹ đầu tư như Victory Holding Investment Limited, Kingsmeard Vietnam and Indochina Growth master fund và bà Trương Hồng Loan, Phó tổng giám đốc Công ty.
Nguồn vốn sử dụng để mua cổ phiếu quỹ là vốn tự có, thường gồm lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, thặng dư vốn cổ phần và các quỹ. Với hơn 200 tỷ đồng bỏ ra, khoản tiền mà DIC Group dự kiến chi để mua chưa đến 5% vốn tương đương gần 1/4 nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp (914 tỷ đồng). Sự thu hẹp của nguồn lợi nhuận để lại có thể ảnh hưởng đến phần cổ tức năm 2019 chia cho các cổ phiếu còn lại lưu hành trên thị trường.
DIC Group đang khá dư dả tiền khi có tới 475 tỷ đồng tại ngân quỹ và 370 tỷ đồng tiền gửi các kỳ hạn. Song không phải doanh nghiệp nào trong tay cũng có “sẵn” tiền mặt hay tiền gửi ngân hàng - các loại tài sản có tính thanh khoản cao.
Tại VRC, số dư tiền mặt chỉ vỏn vẹn 14 tỷ đồng. Giá trị tài sản lớn nhất của doanh nghiệp này nằm ở tồn kho bất động sản (1.130 tỷ đồng), trong đó riêng Dự án Khu dân cư Nhơn Đức, Phước Lộc - Nhà Bè xấp xỉ 869 tỷ đồng. Tuy nhiên, khả năng thanh khoản của các dự án tồn kho này lại là một dấu hỏi lớn. Trong quý IV/2019, tồn kho dự án này không có nhiều thay đổi, tăng hơn 2 tỷ đồng.
Cường Thuận IDICO cũng chỉ còn dư khoảng 83 tỷ đồng. Số dư tiền mặt đã giảm trong năm 2019 do Công ty tập trung giải ngân đầu tư xây dựng cơ bản dở dang và bất động sản tồn kho. VRC hay Cường Thuận IDICO đều cần bán các tài sản khác hay có các hình thức huy động vốn khác để chuẩn bị tiền.
Cùng kế hoạch mua cổ phiếu quỹ, VRC còn trình xin ý kiến cổ đông bằng văn bản đề xuất cho phép Công ty cổ phần Đầu tư Happy Land được mua cổ phần để nâng sở hữu lên trên 25% mà không qua chào mua công khai. Nếu được thông qua, số cổ phiếu quỹ mua được đợt này có thể dành để bán lại cho nhà đầu tư mới trên. VRC có thể có thêm thặng dư vốn cổ phần nếu lãi từ giao dịch này.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là một kịch bản có thể xảy ra. Không ít trường hợp doanh nghiệp không mua được hết số cổ phiếu đăng ký bởi “mức giá trên thị trường chưa phù hợp”. Một số công ty sau khi HĐQT ra chủ trương vài tháng vẫn chưa có phương án mua cụ thể như Tập đoàn Tiến Bộ.
Mục tiêu khi mua cổ phiếu là tối đa hóa lợi ích của cổ đông, ở nhiều trường hợp cụ thể muốn “đỡ giá” khi doanh nghiệp cho rằng, cổ phiếu bị đánh giá thấp so với giá trị thực. Hiệu ứng tâm lý thường thấy là sự hồi phục của giá cổ phiếu sau thông tin được đưa ra.
Như trường hợp VRC, giá mỗi cổ phiếu đã giảm sâu từ mức 25.000 đồng xuống 5.000 đồng chỉ trong 2 tháng. Cổ phiếu này hiện đã tăng gấp rưỡi kể từ đáy. Giá cổ phiếu CTI của Cường Thuận IDICO rơi “thủng” ngưỡng 20.000 đồng hồi đầu tháng 2/2019, mức thấp nhất kể từ tháng 3/2016. Cổ phiếu DIG cũng rơi xuống dưới mức 12.000 đồng/cổ phiếu hôm 3/2, nhưng đã phục hồi đáng kể tại thời điểm công bố kế hoạch mua cổ phiếu quỹ.

-
Cục Thuế thông tin về thời điểm hoàn thuế cho Samsung -
Vận hành KRX là điểm quan trọng hướng tới nâng hạng thị trường trong năm 2025 -
Hà Nội thu ngân sách nhà nước quý I đạt gần 50% dự toán năm 2025 -
VN-Index giảm 82,28 điểm sáng 3/4: Cẩn trọng, tránh hoảng loạn; dài hạn còn chờ đàm phán -
Thuế quan đối ứng: 46 và 90% -
Cổ phiếu HNG được giao dịch nhiều nhất trên UPCoM trong 5 tháng liên tiếp -
Hé lộ kế hoạch phá kỷ lục của công ty chứng khoán
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort