
-
Vinaship lên kế hoạch thanh lý tàu Vinaship Sea đóng năm 1998
-
Sông Đà 11 huy động vốn lớn mở rộng mảng năng lượng
-
Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM sắp phát hành hơn 76,7 triệu cổ phiếu thưởng
-
Bầu Đức hé lộ khả năng lãi cao nhất lịch sử của Hoàng Anh Gia Lai
-
Dự án quy mô 480 ha của Cao su Đồng Phú được chấp thuận đầu tư -
Nam Việt lên kế hoạch với nhiều tham vọng
Ông Yutaka Ogami, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thực phẩm Quốc tế (Interfood) đưa ra 5 lý do chính dẫn đến kết quả lợi nhuận sau thuế giai đoạn này giảm mạnh như nêu trên.
Thứ nhất, tổng doanh thu bán hàng cũng như doanh thu thuần trong 6 tháng đầu năm 2020 giảm 16% so với cùng kỳ do tác động và ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19.
Thứ hai, chi phí giá vốn bán hàng tăng nhẹ, chiếm 61% doanh thu thuần so với 58% trong cùng kỳ do giai đoạn này công ty giảm sản lượng sản xuất khoảng 29%.
Thứ ba, chi phí tài chính tăng, chủ yếu liên quan đến khoản lỗ (77,2 tỷ đồng) khi sáp nhập với công ty con là công ty TNHH thực phẩm AVA (Avafood).
Khoản này thể hiện phần chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của khoản đầu tư lớn hơn giá trị ghi sổ của tài sản và nợ phải trả do nhận sáp nhập.
Thứ tư, dù đã đẩy mạnh các chương trình hỗ trợ bán hàng như thưởng doanh số đặc biệt cho nhà phân phối, hỗ trợ điểm bán,…nhưng một số khách hàng không đạt chỉ tiêu dẫn đến chi phí bán hàng giảm, còn 20%/doanh thu thuần (giảm 1% so với cùng kỳ năm ngoái).
Thứ năm, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 2,5%/doanh thu thuần so với mức 2% cùng kỳ năm 2019 do tăng một số dịch vụ thuê ngoài liên quan.
![]() |
Kết quả kinh doanh của Interfood 6 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm ngoái (Đvt: Nghìn đồng). |
Tính đến cuối tháng 06/2020, Interfood ghi nhận khoản phải thu với 04 khách hàng lớn là Công ty TNHH MM Mega Market Việt Nam với 4,4 tỷ đồng, công ty TNHH dịch vụ EB với 3,5 tỷ đồng, Liên hiệp hợp tác xã thương mại TP.HCM là 2,8 tỷ đồng và 2,6 tỷ đồng với Công ty cổ phần Dịch vụ thương mại tổng hợp VinCommerce.
Tiền thân Interfood là Công ty TNHH công nghiệp chế biến thực phẩm quốc tế (IFPI) được thành lập năm 1991, chuyên chế biến nông sản, thủy sản để xuất khẩu, với chủ đầu tư ban đầu là Công ty Trade Ocean Holdings Sdn. Bhd có trụ sở tại Malaysia.
Đến năm 2005, doanh nghiệp này ký hợp đồng với Wonderfarm Biscuits and Confectionery để sử dụng thương hiệu "Đại nông trại" hay "Wonderfarm" cho các sản phẩm của công ty.
Nhưng sau hai năm đầu phát triển, Interfood liên tục thua lỗ, các nhà đầu tư Malaysia quyết định rút vốn và cổ phiếu bị huỷ niêm yết từ năm 2013.
Sau đó, tập đoàn Kirin (Nhật Bản) “giải cứu” Interfood, trở thành cổ đông chiến lược, tham gia quản lý kinh doanh từ năm 2011, đưa cổ phiếu được niêm yết trên UPCoM từ năm 2016 và bắt đầu có lãi từ thời điểm này.
Tính đến cuối năm 2019, lỗ lũy kế của doanh nghiệp sở hữu thương hiệu Wonderfarm đã giảm còn 290 tỷ đồng.
Năm nay, nếu đạt kế hoạch tổng doanh thu khoảng 1.948 tỷ đồng (tăng 8% so với năm 2019) cùng lợi nhuận sau thuế xấp xỉ 217 tỷ đồng, lỗ lũy kế của Interfood sẽ còn hơn 70 tỷ đồng và có thể xóa hết lỗ vào năm 2021.
Kirin Holdings Company hiện nắm hơn 95,6% vốn Interfood.

-
Dự án quy mô 480 ha của Cao su Đồng Phú được chấp thuận đầu tư -
Nam Việt lên kế hoạch với nhiều tham vọng -
Đức Long Gia Lai gần 8 năm chưa trả hết nợ trái phiếu -
Vinaconex muốn bán toàn bộ 51% vốn tại Vinaconex ITC -
Công ty chứng khoán tăng vốn để tìm động lực cạnh tranh và phát triển -
Cảng Phước An: Cổ đông đề nghị trả cổ tức, minh bạch giao dịch với bên liên quan -
Chứng khoán Tiên Phong có tân Chủ tịch HĐQT, đặt kế hoạch doanh thu 1.379 tỷ đồng
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower
-
Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Top Công Nghiệp 4.0” lần thứ 3 liên tiếp với Ứng dụng Herbalife VNHUB
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số