-
Bamboo Airways chính thức mở lại mạng bay thường lệ quốc tế -
Ngành gỗ Bình Định thấp thỏm với quy định mới của EU -
LG tìm thấy "mỏ vàng" mới sau đại dịch -
Bộ Công thương làm rõ việc không trích, chi Quỹ Bình ổn xăng dầu -
9 tháng, Việt Nam chi 7,4 tỷ USD mua vải từ Trung Quốc -
Tầm nhìn lớn kiến tạo nên tương lai bền vững cho Pebsteel
Công ty cổ phần đường Quảng Ngãi (mã: QNS) vừa giải trình nguyên nhân lợi nhuận sau thuế trên Báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng năm 2020 giảm 16% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo đó, chỉ tiêu này trong năm 2019 là 520,5 tỷ đồng nhưng năm nay, mức lãi đã giảm 83,4 tỷ đồng, chỉ còn 437,1 tỷ đồng.
Ban lãnh đạo đường Quảng Ngãi lý giải, nửa đầu năm 2020, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty bị tác động do tình hình đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Một số sản phẩm có sản lượng tiêu thụ, doanh thu bán hàng và lợi nhuận giảm so với cùng kỳ năm trước như sản lượng tiêu thụ sữa đậu nành Vinasoy giảm 9%, bánh kẹo Biscafun giảm 4%,…
Cùng với đó, thời tiết trên địa bàn các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên trong năm 2019 không thuận lợi, kéo theo ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng vùng nguyên liệu mía vụ 2019-2020 và hiệu quả sản xuất đường RS, điện sinh khối của doanh nghiệp giảm so với cùng kỳ.
Đường Quảng Ngãi hiện sở hữu thương hiệu sữa đậu nành Vinasoy và Fami; bia Dung Quất; nước khoáng, nước trái cây, nước khoáng có ga, nước tăng lực Thạch Bích; bánh kẹo Biscafun gồm bánh Pie, kẹo, bánh quy, bánh bông lan, kem xốp.
Doanh thu từ sữa đậu nành của đường Quảng Ngãi trong 6 tháng đầu năm 2020 chỉ đạt 1.864 tỷ đồng, giảm 120 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái.
Kéo theo đó, lợi nhuận gộp từ nhóm hàng này cũng giảm, chỉ còn 847,2 tỷ đồng so với 885,6 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2019.
Tính đến cuối tháng 06/2020, đường Quảng Ngãi có vốn điều lệ là 3.569 tỷ đồng, 03 nhà máy sữa đậu nành Vinasoy tại Quảng Ngãi, Bắc Ninh và Bình Dương và 1 công ty con là Công ty TNHH MTV Thương mại Thành Phát- chuyên chế biến sữa đậu nành và các sản phẩm liên quan, sản xuất đường, phân bón,…
Dây chuyền sản xuất sữa đậu nành tại nhà máy Vinasoy Bình Dương (Ảnh: Lê Toàn). |
Năm 2019, có 278 triệu lít sữa đậu nành mang thương hiệu Vinasoy và Fami được tiêu thụ, tăng 8% so với năm 2018.
Cùng với đó, tỷ lệ lãi gộp của sản phẩm sữa đậu nành thuộc doanh nghiệp này tăng từ 42,4% năm 2018 lên 44,9% trong năm 2019.
Vinasoy giữ 84,6% thị phần sữa đậu nành hộp giấy tại Việt Nam (Theo Nielsen Việt Nam).
Trong Báo cáo phân tích về đường Quảng Ngãi của Công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt hồi tháng 05/2020 đánh giá, năm 2020 là "điểm trũng" lợi nhuận của doanh nghiệp này do ảnh hưởng bởi dịch Covid- 19 và điều kiện thời tiết không thuận lợi cho ngành mía đường.
Dù đường Quảng Ngãi đã có thị phần thống lĩnh trong ngành sữa đậu nành có thương hiệu nhưng tiềm năng tăng trưởng vẫn còn, nhờ dư địa rất lớn từ thị phần của sữa không thương hiệu, xu hướng cao cấp hóa từ những dòng sản phẩm ít đường và hữu cơ cũng như xuất khẩu.
Rồng Việt kỳ vọng các sản phẩm sữa đậu nành ít đường sẽ trở thành động lực quan trọng đẩy doanh thu mảng này của đường Quảng Ngãi được phục hồi từ quý III/2020.
Cùng với đó, đường Quảng Ngãi có kế hoạch tung ra nhiều sản phẩm mới tại Trung Quốc từ tháng 05/2020, với mục tiêu ban đầu trong năm 2020 là đạt độ phủ tương đối tại các tỉnh thành phía Nam và Đông của Trung Quốc, nơi chiếm trên 80% doanh thu sữa đậu nành tại nước này.
Về dài hạn, nhóm phân tích của Rồng Việt đánh giá Trung Quốc là thị trường nhiều tiềm năng đối với đường Quảng Ngãi từ 3 lý do như thị trường lớn, được dự báo sẽ tăng trưởng ổn định trong các năm tới; độ phân mảnh rất cao khi sữa tự nấu và không thương hiệu vẫn chiếm thị phần đa số và tầng lớp trung lưu, thu nhập cao phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng các thực phẩm lành mạnh như sữa từ thực vật.
Thị trường sữa đậu nành tại Trung Quốc (Đvt: Triệu USD). |
Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2020, đường Quảng Ngãi ghi nhận doanh thu hơn 3.200 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 437 tỷ đồng, giảm lần lượt 20% và 16% so với cùng kỳ.
Trong khi đó, mục tiêu tổng doanh thu năm nay là 8.400 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 913 tỷ đồng.
Tại thời điểm cuối tháng 06, đường Quảng Ngãi có khoản tiền gửi ngân hàng tăng 15,6 tỷ đồng so với đầu năm, trong đó, chủ yếu là tiền USD với hơn 757.200 USD (tương đương 17,5 tỷ đồng).
Báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng của doanh nghiệp này ghi nhân khoản phải thu ngắn hạn lớn nhất từ khách hàng trong 6 tháng qua đến từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam khi tăng 6,4 tỷ đồng, lên 13,7 tỷ đồng.
Một điểm đáng chú ý khác khi đường Quảng Ngãi phát sinh khoản trích trước chi phí bán hàng hơn 47 tỷ đồng, trong khi đầu năm không có khoản mục này- khoản được lý giải là các chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều thời kỳ.
-
Quỹ SMEDF ký kết hợp tác với OCB: Doanh nghiệp thêm kênh tiếp cận vốn siêu ưu đãi -
Bộ Công thương làm rõ việc không trích, chi Quỹ Bình ổn xăng dầu -
9 tháng, Việt Nam chi 7,4 tỷ USD mua vải từ Trung Quốc -
Tầm nhìn lớn kiến tạo nên tương lai bền vững cho Pebsteel -
NPK Phú Mỹ 20-10-10+TE: “Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024” -
Hết quý III/2024, Hòa Phát đạt 92% kế hoạch lợi nhuận năm -
Công bố mở cảng cạn Tiên Sơn tại Từ Sơn, Bắc Ninh
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 15/10 -
2 “Phơi sáng” những khối tài sản “tối” liên quan Trương Mỹ Lan - Bài 1: Phi vụ thâu tóm 1.800 ha đất và “ẵm” 15.000 tỷ đồng trái phiếu -
3 Dân than khổ vì doanh nghiệp siết chặt mua bán vàng -
4 Bình Dương giao đất không qua đấu giá, nguy cơ thất thoát hơn 220 tỷ đồng -
5 EVN lỗ nặng vì mua cao, bán thấp
- SeABank ủng hộ 30 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát
- 100 doanh nghiệp tham gia hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận tại Đồng Nai
- Doanh nhân trẻ tạo dấu ấn trong sản xuất kinh doanh và hoạt động xã hội
- Nhật Bản: Điểm sáng cho nhân sự ngành ICT trong bối cảnh toàn cầu
- GELEX thăng hạng trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024
- Lợi nhuận TCH tăng mạnh nhờ bàn giao gần 300 sản phẩm